Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp 8 tháng: Trái chiều hai nửa “nặng”, “nhẹ”


Khai thác dầu thô 8 tháng năm nay ước đạt 11,44 triệu tấn, tăng 16,6% so với cùng kỳ - Ảnh minh họa.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, từ sau quý 1/2009, sản xuất công nghiệp thường xuyên đạt mức tăng trưởng tháng sau cao hơn tháng trước.

“Tính chung 8 tháng năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2008”, báo cáo của cơ quan này chỉ rõ.

Ở góc độ quản lý ngành, báo cáo mới nhất phát đi từ Bộ Công Thương cũng có chung nhận định: “Tốc độ tăng sản xuất công nghiệp tháng 8 cao hơn tốc độ tăng bình quân 8 tháng đầu năm là 5%, cho thấy ngành công nghiệp Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi tốt”.

Tuy nhiên, nhìn vào những ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn của đất nước, bức tranh tăng trưởng về sản lượng thể hiện không đều “tông màu” giữa hai lĩnh vực công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

Công nghiệp nặng tăng trưởng ổn định

Biểu hiện rõ nét cho sức tăng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp nặng trong 8 tháng qua có thể thấy ở sự tăng trưởng của ngành điện. Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, sản lượng điện thương phẩm 8 tháng đầu năm 2009 ước đạt 47,9 tỷ kWh, tăng 9,8% so với cùng kỳ.

Điểm đặc biệt trong con số kể trên, điện dùng cho khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng (chiếm tỷ trọng 49,1%) đã tăng 6,63%; điện dùng cho khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (chiếm tỷ trọng khoảng 10%) tăng tới 10,9% so với cùng kỳ.

Với lĩnh vực công nghiệp quan trọng nhất, khai thác dầu thô tháng 8 ước đạt 1,37 triệu tấn, tăng 10,8% so với tháng 8/2008. Tính chung 8 tháng, con số này ước đạt 11,44 triệu tấn, tăng 16,6% so với cùng kỳ. Hệ thống đường ống dẫn khí Rạng Đông - Bạch Hổ, Nam Côn Sơn, PM3 - Cà Mau cung cấp cho các hộ tiêu thụ trong nước 5,25 tỷ m3 khí khô, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2008.

Ở hầu hết các ngành công nghiệp có tỷ trọng đóng góp vào GDP lớn khác, tốc độ tăng trưởng vẫn được duy trì ở mức dương.

Khai thác than sạch 8 tháng ước đạt 27,6 triệu tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Trong 8 tháng đầu năm, ngành than đã cung cấp cho các hộ trong nước ước đạt 12,79 triệu tấn, tăng 5,0% so với cùng kỳ.

Cụ thể, cung cấp cho các hộ xi măng 2,48 triệu tấn, tăng 12,8%; cung cấp cho hộ đạm đạt 0,38 triệu tấn, tăng 16,4%... Xuất khẩu than 8 tháng đầu năm ước đạt 15,36 triệu tấn, tăng 10,7% so với cùng kỳ.

Với ngành thép, mặc dù bước vào mùa mưa song nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này ở thị trường trong nước khá cao, tác động tích cực đến sản xuất trong nước. Trong tháng 8, sản lượng thép tròn ước đạt khoảng 372,2 nghìn tấn, tăng 1,1% so với tháng 7 nhưng tăng 27,8% so với tháng 8/2008. Tính chung 8 tháng đầu năm 2009, sản lượng ước đạt 2.998,3 nghìn tấn, tăng 18,3% so với cùng kỳ.

Công nghiệp nhẹ “rủ nhau” giảm

Trái ngược với sự tăng trưởng khá tốt ở ngành công nghiệp nặng, nhiều ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là những sản phẩm liên quan đến xuất khẩu, không có được mức tăng trưởng dương trong 8 tháng đầu năm nay.

Với dệt may, ngành hàng đang dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, nhiều chủng loại sản phẩm có mức giảm mạnh về sản lượng, như vải dệt từ sợi bông 8 tháng đầu năm đã giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước; quần áo người lớn may sẵn giảm 14,9% với cùng kỳ.

Nhiều thị trường xuất khẩu truyền thống như Hoa Kỳ, châu Âu bị sụt giảm khiến kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may 8 tháng đầu năm ước chỉ đạt 0,87 tỷ USD, tiếp tục giảm 4% so với tháng 7 và giảm 5,8% so với tháng 8/2008. Tính chung 8 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ngành dệt may chỉ đạt 5,91 tỷ USD, bằng 56,2% kế hoạch năm và giảm 1,4% so với cùng kỳ.

Cũng nằm trong danh mục các ngành hàng có mức đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu, nhưng trong 8 tháng qua, xuất khẩu các mặt hàng giầy dép ước chỉ đạt 2,77 triệu USD, giảm 11,0% so với cùng kỳ năm trước. Riêng sản xuất giầy thể thao tháng 8 tăng 23,3% so với tháng 8/2008 nhưng cũng chỉ bằng 97,7% so với cùng kỳ.

Đối với ngành giấy, báo cáo của Bộ Công Thương nhận định “khó khăn trước mắt vẫn còn rất lớn”. Dù đã bước vào năm học mới nhưng nhu cầu trong nước tăng mạnh nhưng không đột biến như mọi năm. Sản xuất giấy tháng 8 ước đạt 161,9 nghìn tấn, giảm 3% so với tháng 8/2008, tính chung 8 tháng ước đạt 1.086 nghìn tấn, giảm 19,9% so với cùng kỳ năm trước.

Với sữa, sản phẩm gây nhiều vụ việc “lùm xùm” thời gian gần đây, tình hình cũng tương tự. Sản xuất sữa bột tháng 8 ước đạt 4,5 nghìn tấn, tuy có tăng 18,4% so với tháng 7, nhưng vẫn giảm 2,8% so với tháng 8/2008. Tính chung 8 tháng đầu năm 2009, sản lượng sữa ước đạt 26,7 nghìn tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước.

(Theo Anh Quân // VnEconomy)

  • Tương lai kinh tế Việt Nam gắn liền với cảng biển
  • Năm 2010, phấn đấu tăng GDP từ 6,5-7%
  • Đà Nẵng, trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
  • Điều kiện để tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng
  • Nghĩ về chiến lược phát triển đất nước
  • Tạo “bước đệm” cho nền kinh tế
  • Song hành cùng đô thị hóa
  • Đất Dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài: Chưa xây đã lo kích giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi