Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khắc phục hạn chế khi hội nhập kinh tế quốc tế

tinkinhte.com
(Ảnh minh họa: Đình Huệ/TTXVN)
Ngày 23/12, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức “Hội nghị tổng kết về công tác hội nhập kinh tế quốc tế 2008-2009”.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế đánh giá trong tình hình kinh tế khó khăn nhưng Việt Nam vẫn thực thi đầy đủ và nghiêm túc các cam kết WTO trong tất cả các lĩnh vực đồng thời tích cực tham gia vào Vòng Đàm phán Doha.

Trên chặng đường đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao song phương với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới trên 230 thị trường các nước và vùng lãnh thổ.

Việt Nam cũng đã ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hóa song phương với các nước và các tổ chức quốc tế...

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là nhân tố thiết yếu để Việt Nam thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, tạo đà tăng trưởng kinh tế cho đất nước và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo Bộ trưởng, trong thời gian ngắn vừa qua, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các đối tác quan trọng trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, New Zealand, Ấn Độ, Nhật Bản…

Những đối tác đó vừa là đối tác đầu tư hàng đầu của Việt Nam, vừa là đối tác thương mại và cung cấp nguồn ODA rất lớn cho Việt Nam nên việc đàm phán và ký kết dù trong khuôn khổ song phương hay đa phương giữa ASEAN và các đối tác này đều có tác động tích cực đến Việt Nam.

Năm 2008-2009 cũng là thời điểm các chương trình hành động hậu gia nhập WTO được cụ thể hóa tại tất cả các Bộ, ngành, địa phương và được triển khai trên tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

Bộ trưởng cho rằng, quá trình hội nhập đã bộc lộ những hạn chế cần khắc phục, đáng lưu ý nhất là cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, phối hợp liên ngành, liên vùng đã phần nào làm giảm hiệu quả của những chính sách, chủ trương về hội nhập.

Do đó, Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu, xây dựng một cơ quan đầu mối và hình thành một hệ thống các tổ chức của nhà nước từ trung ương tới địa phương, đóng vai trò là những trung tâm chuyên trách thực hiện hoạt động cung cấp thông tin và xử lý các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong WTO.

Theo Bộ Công Thương, nhiệm vụ trọng tâm của hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới chính là vận động công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài mà không bị các rào cản kỹ thuật.

Tại Hội nghị, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế và Ban Hội nhập kinh tế quốc tế của hơn 20 tỉnh, thành phố đã ký Bản ghi nhớ phối hợp và hỗ trợ các hoạt động liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế./.
 
(Theo Uyên Hương // Vietnam+)

  • “Gam màu” sáng từ cuối quý I/2010
  • Năm 2020, thu nhập của người sản xuất lúa gạo cao gấp 2,5 lần
  • Nguy cơ "khát" điện do khô hạn
  • Quy hoạch phát triển điện năng: Còn nhiều bất cập
  • Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Những con số khả quan
  • Giải bài toán tăng thu - giảm chi năm 2010
  • Doanh nghiệp nghĩ gì về môi trường kinh doanh 2009?
  • Hơn 80% Doanh nghiệp chê hạ tầng Việt Nam kém
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi