Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Những con số khả quan

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo sự suy giảm kinh tế trong nước thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vẫn đạt kết quả khả quan. Thực tế này cho thấy sức sống và sự năng động của cộng đồng DN này, đồng thời xác nhận sự đóng góp to lớn của khu vực này trong hoạt động của nền kinh tế đất nước.

Những con số chấp nhận được

Trong 11 tháng qua, cả nước có 776 dự án ĐTNN mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 14,6 tỷ USD; có 213 dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn tăng là 5,09 tỷ USD, bằng 98,3% so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, 11 tháng qua, các nhà ĐTNN đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 19,7 tỷ USD, bằng 28% so với cùng kỳ 2008. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là mức chưa cao, nhưng chấp nhận được do hệ lụy từ cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế, dẫn đến tình trạng thiếu vốn, thậm chí rút vốn về chính quốc của các nhà đầu tư lớn trên phạm vi thế giới.

Xét về lĩnh vực đầu tư, dịch vụ khách sạn và ăn uống vẫn thu hút sự quan tâm lớn nhất của giới ĐTNN, với trên 8,7 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Cụ thể, có 31 dự án cấp mới tổng vốn là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với 3,8 tỷ USD. Hàng loạt dự án xây dựng khách sạn, tổ hợp văn phòng, trung tâm dịch vụ, hội nghị… đẳng cấp quốc tế đã được cấp phép triển khai tại những khu vực đắc địa như Đà Nẵng, đảo Phú Quốc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nha Trang…

Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 5,9 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Đây là lĩnh vực có sự gia tăng đột biến do trong tháng 9 và 10 có hai dự án lớn được cấp phép, gồm dự án Khu du lịch sinh thái Bãi biển Rồng tại Quảng Nam và dự án Công ty TNHH Thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD và 2 tỷ USD. Đây là những dự án có quy mô rất lớn, có sức lan tỏa cũng như tầm ảnh hưởng rộng khắp các địa phương tiếp nhận đầu tư, thu hút thêm nhiều lao động và tạo ra nhiều công việc, dịch vụ liên quan… Như vậy, lĩnh vực lưu trú và bất động sản vẫn tiếp tục khẳng định sức hấp dẫn trong mắt nhà ĐTNN, cho thấy xu hướng đón lõng dòng vốn quốc tế và bùng nổ du lịch, nghỉ dưỡng tại Việt Nam trong tương lai gần. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba với 2,84 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,09 tỷ USD đăng ký mới và 751 triệu USD vốn tăng thêm.

Thực tế khả quan

Về sản xuất - kinh doanh, các DN ĐTNN cũng hoạt động khá suôn sẻ trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu và trong nước, nhất là phải đối phó với sự thu hẹp thị trường xuất khẩu. Trong 11 tháng, ước tính các dự án có vốn ĐTNN đã giải ngân được 9 tỷ USD, bằng 89,6% so với cùng kỳ năm 2008. So với mục tiêu giải ngân 10 tỷ USD của cả năm 2009, có thể thấy các dự án ĐTNN đang triển khai phù hợp với tiến độ dự kiến và chắc chắn sẽ đạt mục tiêu. Đây là diễn biến rất đáng mừng, thể hiện sự quyết tâm vượt khó, nỗ lực triển khai những hạng mục, đầu tư dây chuyền ổn định sản xuất của các DN ĐTNN.

Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) 11 tháng đầu năm đạt 27,02 tỷ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 52,5% tổng xuất khẩu của cả nước. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 11 tháng đầu năm đạt 22,4 tỷ USD, bằng 86,8% so với cùng kỳ và chỉ chiếm 36,6 % tổng nhập khẩu cả nước. Tính chung 11 tháng qua, khu vực ĐTNN xuất siêu 4,6 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 3,5 tỷ USD. Như vậy, hiệu quả hoạt động của khu vực ĐTNN đã thể hiện rất rõ nét, "gánh" đỡ cho khu vực kinh tế trong nước để hoàn thành các chỉ tiêu vĩ mô về vốn đầu tư cho phát triển, xuất khẩu, ổn định cán cân thương mại.

Một thực tiễn đáng ghi nhận là từ đầu năm đến nay đã xuất hiện những dấu hiệu "đổi ngôi" trong "làng" ĐTNN ở nước ta, với các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là: Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 8,1 tỷ USD, chiếm 41,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn 2,02 tỷ USD chiếm 10,2%, đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn 1,7 tỷ USD chiếm 8,6%; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,58 tỷ USD vốn đăng ký... Các chuyên gia đánh giá cao danh sách xếp hạng nói trên vì sự gia tăng của các nhà đầu tư Hoa Kỳ đồng nghĩa với việc nền kinh tế được bổ sung sớm một nguồn lực mới, có chất lượng cao xét cả về kỹ thuật - công nghệ, nhất là công nghệ nguồn, kỹ năng quản lý và nguồn nhân lực trình độ cao.

(Theo Hồng Sơn // Hanoimoi Online)

  • Giải bài toán tăng thu - giảm chi năm 2010
  • Doanh nghiệp nghĩ gì về môi trường kinh doanh 2009?
  • Hơn 80% Doanh nghiệp chê hạ tầng Việt Nam kém
  • Nâng cao hiệu quả của DN cấp nước Việt Nam : Quản lý giá theo thị trường
  • Kinh tế, thương mại hải đảo: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
  • Cân bằng ổn định và tăng trưởng
  • Lạm phát của Việt Nam vào năm 2010 sẽ là 2 con số
  • Năm 2010 tiếp tục tiết kiệm 10% chi thường xuyên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi