Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khiên cưỡng

Cạnh tranh sẽ khiến giá cả cũng như chất lượng dịch vụ tốt hơn khi có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trên cùng một sân chơi. Đó là điều mà người dân kỳ vọng khi tiến hành xóa bỏ bao cấp một số mặt hàng thiết yếu lâu nay. Nghịch lý là việc chuẩn bị áp dụng thị trường phát điện cạnh tranh hiện nay không khiến người dân vui mừng.

Lý do đầu tiên là vấn đề thời điểm. Việc tăng giá hàng loạt mặt hàng thiết yếu như điện, xăng, than... từ đầu năm đã khiến giá cả trên thị trường tăng cao, gây khó khăn cho đời sống người dân. CPI 4 tháng đầu năm tăng gần 10% khiến tâm lý hoang mang về khả năng kiềm chế lạm phát đang lan rộng. Vì vậy, chỉ số CPI tháng 5 và những tháng tới có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ổn định tâm lý người dân. Nếu tốc độ tăng CPI giảm dần như dự báo của các chuyên gia và các cấp có thẩm quyền sẽ khiến người dân an tâm. Ngược lại, nếu tốc độ tăng không chậm lại, lạm phát kỳ vọng tăng cao thì hậu quả khôn lường. Việc áp dụng thị trường phát điện cạnh tranh đồng nghĩa với việc giá điện tăng, giá cả hàng loạt dịch vụ, hàng hóa đương nhiên tăng theo. Gánh nặng cơm áo gạo tiền sẽ đè nặng lên cuộc sống vốn đã hết sức khó khăn của người dân. Không chỉ thế, hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang đứng bên bờ vực phá sản vì chi phí đầu vào quá cao. Họ đang cố cầm cự để chờ các giải pháp từ phía Chính phủ. Nếu "bồi" thêm cho họ một cú nữa bằng việc tăng giá điện có thể đẩy họ xuống vực sâu. Như vậy, có thể khẳng định, đây là thời điểm quá nhạy cảm để nói đến việc thả giá điện theo thị trường như chúng ta vẫn đang bàn tới bàn lui.

Lý do thứ 2 về bản chất, muốn có một thị trường cạnh tranh thực sự, trước hết phải tái cấu trúc Tổng công ty Điện lực VN (EVN) để đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp tham gia. Còn hiện nay, dù nói thị trường phát điện cạnh tranh nhưng ngay cả các cấp có thẩm quyền, người trong cuộc là các doanh nghiệp, người dân đều biết rằng, không thể có một thị trường cạnh tranh nếu EVN vẫn nắm quyền chi phối ở hầu hết các khâu từ giá, mua, bán đến phát điện. Nếu vai trò, vị thế của EVN vẫn lớn như hiện nay, làm gì có sự cạnh tranh để có thể kỳ vọng giá cả, chất lượng dịch vụ tốt hơn cho người tiêu dùng. Cái lợi nếu có, là cho EVN đầu tiên. Có nghĩa là về bản chất, thị trường điện cạnh tranh so với hiện tại không có gì thay đổi ngoài việc EVN sẽ được quyền tăng giá điện dễ dàng hơn.

Thị trường phát điện cạnh tranh là xu hướng tất yếu của ngành điện Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chưa có sự chuẩn bị đầy đủ; thời điểm và bản chất đều chưa phù hợp, có quá khiên cưỡng khi cứ ép điện phải cạnh tranh trong khi nền kinh tế có biết bao điều cần giải quyết?

(Thanh Niên Online)

  • Giá cả tăng: Do quản lý hay do phân phối?
  • Thị trường điện cạnh tranh thí điểm từ 1.7: Thận trọng để không bị đổ vỡ
  • Việt Nam coi trọng nguồn vốn tư nhân
  • “Cuối năm 2013: Việt Nam sẽ chấm dứt hoàn toàn tình trạng đô la hóa…”
  • Hệ lụy từ... bội thực các dự án thép
  • 'Phương thuốc' nào ổn định thị trường xăng dầu?
  • Những “khoảng trống” trong năng lực quản lý nhà nước
  • Vòng xoáy giảm giá của thế giới và cơ hội cho Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi