Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không có chuyện bán Dự án Bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám

Đó là khẳng định của ông Lê Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư phát triển không gian ngầm (IUS) – chủ đầu tư Dự án Bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám (quận 1, TP.HCM) tại buổi làm việc giữa công ty này với báo giới vào giữa tuần này. Sở dĩ có buổi làm việc trên là do sau khi động thổ Dự án, đã có thông tin cho rằng, IUS bán dự án này cho đối tác nước ngoài.
 
Ông Lê Tuấn khẳng định rằng, không hề có chuyện chuyển nhượng và dự án này hoàn toàn là vốn của doanh nghiệp trong nước.

“Hiện nay, chúng tôi đã chuẩn bị đủ nguồn vốn để đầu tư Dự án. Cụ thể, Dự án sẽ được đầu tư bằng hai nguồn vốn là vốn chủ sở hữu và vốn vay, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu khoảng 24 triệu USD, chúng tôi đã chuẩn bị từ hai năm qua. Nguồn vốn còn lại đã được nhiều ngân hàng cam kết tài trợ vốn vay”, ông Lê Tuấn nhấn mạnh, đồng thời cho biết, dù đã chính thức động thổ, nhưng Dự án vẫn còn vướng một số thủ tục cần phải tiếp tục giải quyết, sau đó mới chính thức khởi công.

Vướng mắc khiến dự án chưa thể khởi công là việc cơ quan chức năng và chủ đầu tư chưa thống nhất được về tiền sử dụng đất. Chủ trương lúc đầu của UBND TP.HCM là miễn tiền thuê đất cho Dự án và hỗ trợ lãi vay 3% trong thời hạn 10 năm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các bước thủ tục, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM đã đề nghị chủ đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất đối với những khu vực thương mại trên mặt đất.

Ông Tuấn cho biết, chỉ khi nào việc đóng tiền sử dụng đất được thực hiện, IUS được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì mới đủ điều kiện để khởi công dự án.

Hiện nay, dự án đang thực hiện hạng mục khoan cọc nhồi, công đoạn này sẽ kéo dài 5 - 6 tháng. Ông Tuấn hy vọng, các thủ tục cần thiết sẽ hoàn tất trong thời gian này.

Đây là bãi đậu xe ngầm lớn nhất nước và là bãi đậu xe ngầm đầu tiên ở TP.HCM được khởi động. Dự án được thực hiện theo hình thức BOT, với thời hạn 50 năm.

Với tổng vốn đầu tư khoảng 110 triệu USD, Bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám sẽ được xây dựng với kích thước 170 m x 172 m trong phạm vi diện tích công viên là 6,249 ha. Tổng diện tích sàn là 103.225 m2. Dự án bao gồm một bên là 5 tầng ngầm phục vụ mục đích đậu xe và hạ tầng kỹ thuật, chiếm 70% tổng diện tích; một bên là 3 tầng hầm, với mục đích thương mại, dịch vụ công cộng, chiếm 30% diện tích. Các lối ra của bãi đậu xe ngầm này tiếp giáp với các đường Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng và Điện Biên Phủ.

(Theo Tăng Triển // Báo đầu tư)

  • Đề án rau an toàn tại Hà Nội: Vẫn ở... vạch xuất phát
  • Việt Nam đứng trước áp lực cải cách mạnh mẽ
  • Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển sản phẩm ở doanh nghiệp
  • Nhiều thách thức hội nhập logistics trong ASEAN
  • Cần sàng lọc, giám sát chặt chẽ hơn nguồn vốn FDI
  • Nhận diện tác động của tỷ giá đến 5 ngành cơ bản
  • Việt Nam sẽ có thị trường phát điện cạnh tranh vào năm 2011
  • Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi