Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sàn giao dịch việc làm: Hỗ trợ tốt việc làm cho nông dân

Sáng 9-9, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội LĐ-TB&XH), Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Liên minh châu Âu đã tổ chức hội nghị đánh giá hiệu quả sàn giao dịch việc làm (GDVL), hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm giai đoạn 2006-2010.
 

Theo ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm Bộ LĐ -TB & XH hiện nay hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước đều có các sàn giao dịch việc làm. Trong đó, có 44 sàn GDVL đang hoạt động định kỳ, thường xuyên với tần suất 1 phiên/tháng, nhiều trung tâm tổ chức sàn giao dịch việc làm với tần suất 2 phiên/tháng. Ngoài ra, các tổ chức, hội như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, công đoàn... cũng đều có các TTGTVL, nhưng tần suất tổ chức không thường xuyên. Tỷ lệ tìm việc qua trung tâm là 14%; tỷ lệ người sử dụng lao động qua trung tâm là 16,4%. Trung bình mỗi năm các trung tâm giới thiệu và cung ứng gần 400.000 lao động.

Tại Hà Nội, theo ông Nguyễn Trung Chính, giám đốc Trung tâm cho biết từ năm 2007 đến tháng 6-2010, Trung tâm giới thiệu việc  làm Hà Nội đã tổ chức 56 phiên giao dịch với 4.868 đơn vị doanh nghiệp tham gia. Số người đến phiên giao dịch việc làm 150.800 người, bình quân gần 2.700 người/phiên; số người được các nhà tuyển dụng phỏng vấn trực tiếp và tiếp nhận hồ sơ tại các phiên giao dịch việc làm là 116.135 lượt lao động; trung bình mỗi phiên giao dịch việc làm có 1.874 người được phỏng vấn và tiếp nhận hồ sơ.

Sau 3 năm hoạt động, Sàn GDVL thuộc Trung tâm giới thiệu việc tỉnh Hải Dương đã tổ chức được 31 giao dịch việc làm, trong đó, 22 phiên tổ chức tại trung tâm, 9 phiên tổ chức lưu động tại các địa phương và trường nghề. Theo bà Lê Thị Phương Hoa, giám đốc trung tâm đã có 25.221 lượt người tới tìm việc tại sàn, trong đó có gần 4000 lao động được tuyển dụng trực tiếp tại sàn giao dịch việc làm. Trong số này lao động phổ thông chiếm chủ yếu.

Mô hình Sàn giao dịch việc làm (SGDVL) được tổ chức thí điểm tại Bắc Ninh, Đà Nẵng từ năm 2006. So với loại hình Hội chợ việc làm trước đây, sàn GDVL xuất hiện với tần xuất nhiều hơn, ít tốn kém hơn. Tuy nhiên, tại các phiên GDVL số lượng người tìm được việc làm sau mỗi lần “đi chợ” khá khiêm tốn. Theo đánh giá của các đại diện của các trung tâm cho thấy nguyên nhân đến từ cả hai phía. DN không tuyển được LĐ do ứng viên thiếu trình độ, không có khả năng, hoặc chỉ tuyển ít, vị trí công việc khiến không nhiều ứng viên có cơ hội lựa chọn...NLĐ không tìm được việc ưng ý do mức lương DN đưa ra thấp, ngại đi làm xa...

Để các doanh nghiệp và người lao động không phải ra về tay trắng sau khi kết thúc phiên giao dịch, ngoài chức năng giới thiệu việc làm các trung tâm cần có những nguồn thông tin chính xác về vị trí tuyển dụng, đối tượng tuyển dụng. Bên cạnh đó phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách có năng lực. Có như vậy sàn GDVL mới giúp doanh nghiệp và người lao động “gặp nhau”.

( Báo Đại Đoàn Kết)

  • Mạng lưới chợ khu vực nông thôn của Hà Nội Nhiều bất cập, ít hiệu quả
  • Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước: Gặp khó là có... đột phá!
  • Phác họa tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam
  • Tiếp nhận lưới điện nông thôn: Giải quyết cơ bản các bất cập
  • Cuối năm 2011, buýt đường sông sẽ hoạt động
  • Tái cấu trúc doanh nghiệp-nhiệm vụ xuyên suốt của kế hoạch 5 năm tới
  • VN sẽ có 50 nghìn kỹ sư công nghệ trình độ cao
  • 4 mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi