Chỉ số cạnh tranh của Việt Nam là 4,27 và vượt 16 bậc lên vị trí thứ 59. Trong khi đó Forbes hạ 5 bậc xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố báo cáo xếp hạng cạnh tranh toàn cầu (Global Competitive Index) năm 2010 và năm 2011.
So với bảng xếp hạng cạnh tranh năm 2009 – 2010, theo bảng xếp hạng mới, Mỹ đã chính thức bị tụt xếp hạng từ thứ 2 xuống thứ 4.
Thụy Sỹ giữ vị trí đầu tiên với điểm số 5,63; đứng đầu thế giới năm thứ 2 liên tiếp.
Đứng ở vị trí thứ 2 và thú 3 lần lượt là Thụy Điển và Singapore với điểm số lần lượt là 5,56 và 5,48.
Đức, nước có nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đứng ở vị trí thứ 5 với chỉ số 5,39.
Kinh tế Nhật, bất chấp những khó khăn liên tiếp từ khủng hoảng và đồng yên tăng giá, vẫn lên 2 bậc và giữ vị trí thứ 6.
Trung Quốc đứng vị trí thứ 27, như vậy Trung Quốc đã cải thiện được 2 bậc trong bảng xếp hạng cạnh tranh.
Nước | GCI 2010 | GCI 2009 | ||
Xếp hạng | Điểm | Xếp hạng | Thay đổi 2009-2010 | |
Malaysia | 26 | 4.88 | 24 | -2 |
Trung Quốc | 27 | 4.84 | 29 | 2 |
Thái Lan | 38 | 4.51 | 36 | -2 |
Indonesia | 44 | 4.43 | 54 | 10 |
Ấn Độ | 51 | 4.33 | 49 | -2 |
Brazil | 58 | 4.28 | 56 | -2 |
Việt Nam | 59 | 4.27 | 75 | 16 |
Nga | 63 | 4.24 | 63 | 0 |
Philippin | 85 | 3.96 | 87 | 2 |
Cămpuchia | 109 | 3.63 | 110 | 1 |
Chỉ số cạnh tranh của Việt Nam là 4,27 và đứng ở vị trí thứ 59. Năm trước, Việt Nam mới chỉ đứng ở vị trí 75. Việt Nam như vậy đã lên được 16 bậc.
Chỉ số cạnh tranh của Thái Lan giảm, Thái Lan rớt xuống vị trí thứ 38 từ vị trí 36 của năm trước.
Trong số các quốc gia đang phát triển khác, Ấn Độ đứng ở vị trí 51, Brazil 56 và Nga 63.
WEF đánh giá dựa trên các tiêu chí: chính sách vĩ mô, sức mạnh của các tổ chức quốc doanh và tư nhân, chất lượng giáo dục và cơ sở hạ tầng cũng như tính hiệu quả của các thị trườngvốn, hàng hóa và lao động.
Bảng: Những nước có thứ hạng thay đổi nhiều nhất trong năm qua
Nước | GCI 2010 | GCI 2009 | Thay đổi 2009-2010 | |
Xếp hạng | Score | Rank | ||
Indonesia | 44 | 4.43 | 54 | 10 |
Montenegro | 49 | 4.36 | 62 | 13 |
Việt Nam | 59 | 4.27 | 75 | 13 |
Sri Lanka | 62 | 4.25 | 79 | 17 |
Mongolia | 99 | 3.75 | 117 | 18 |
Bolivia | 108 | 3.64 | 120 | 12 |
Pakistan | 123 | 3.48 | 101 | -22 |
Nigeria | 127 | 3.38 | 99 | -28 |
Lesotho | 128 | 3.36 | 107 | -21 |
Đối với Mỹ, vấn đề thâm hụt ngân sách hơn 1 nghìn tỷ USD và việc công chúng không ủng hộ chính trị gia nằm trong những yếu điểm lớn nhất của nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
Theo WEF, nhiều yếu điểm đã ảnh hưởng xấu đến xếp hạng của Mỹ, bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn đáng lo nhất tại Mỹ.
Việc kinh tế Mỹ tụt hạng cạnh tranh sẽ là là cản trở không nhỏ đối với đà phục hồi kinh tế và việc Tổng thống Obam đưa ra đề xuất chi tiêu 50 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng và kích thích đầu tư, nghiên cứu.
Forbes hạ xếp hạng 5 bậc đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam
Theo báo cáo về môi trường kinh doanh toàn cầu “Best countries for business” năm nay của tạp chí Forbes, Việt Nam đứng thứ 118 trong 128 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Việt Nam gần rơi vào top 10 từ dưới lên, so với năm ngoái, Việt Nam hạ 5 bậc.
112 | Nicaragua | -2.4 | 2,800 | -13.0 | 5.9 | 63.1 |
113 | Algeria | 2.2 | 7,100 | -3.0 | 34.2 | 20 |
114 | Benin | 2.7 | 1,500 | -8.3 | 8.8 | NA |
115 | Cambodia | -1.5 | 1,900 | -10.6 | 14.5 | NA |
116 | Ethiopia | 8.7 | 900 | -6.9 | 852 | 31.8 |
117 | Mauritania | -1.0 | 2,000 | -6.1 | 3.1 | NA |
118 | VietNam | 5.3 | 2,900 | -6.4 | 88.6 | 53.7 |
Trong danh sách 10 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới còn bao gồm Hồng Kông, Anh, Mỹ, New Zealand, Singapore, Ireland, Thụy Điển…
Năm nay, nước Mỹ tụt hạng mạnh từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 9 bởi yếu tố thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chi phí xã hội, dân số già, thâm hụt thương mại và ngân sách…
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com