Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khuyến khích DN trồng rừng: Tưởng dễ mà khó

Dù diện tích đất trống đồi núi trọc tại VN còn rất nhiều, tuy nhiên từ việc đất rừng chưa tập trung đã dẫn đến việc khuyến khích, hỗ trợ DN trồng rừng gặp phải nhiều vướng mắc.

Ông Lâm Văn Tới - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Phước cho biết, tỉnh còn khoảng 200.000 ha rừng và tỉnh rất muốn trồng rừng, cải tạo rừng bị nghèo trữ lượng gỗ nhưng không còn đất để giao cho DN.

Thực tế là tỉnh Bình Phước chủ trương trồng 42.000 ha cao su ở khu vực rừng nghèo kiệt, nhưng đến nay mới trồng được khoảng 8.000 ha. Ông Lâm Văn Tới khẳng định, các quy định hỗ trợ vốn trồng rừng theo QĐ 147/CP, và trước đó là QĐ 661/CP chỉ có ý nghĩa đối với các hộ dân trồng rừng diện tích nhỏ lẻ, và hầu như không có ý nghĩa với DN do mức hỗ trợ kinh phí này thấp.

Ông Nguyễn Chiến Thắng - Chủ tịch Hiệp hội DN chế biến gỗ TP HCM (HAWA) cũng khẳng định: Các DN chế biến gỗ hiện nay hầu như không quan tâm lắm đến việc xin dự án để trồng rừng trong nước do điều kiện trên quá khó đối với DN. DN trồng rừng thì phải trồng với diện tích tính bằng đơn vị hàng ngàn ha trở lên, và càng tập trung càng tốt nhưng hiện để có được một diện tích tập trung vài trăm ha thôi cũng là quá khó. Đất trồng rừng hiện quá phức tạp, manh mún nhỏ lẻ, kinh phí đền bù lớn... Bản thân Cty ông Thắng cũng đã từng có ý định trồng rừng làm nguồn nguyên liệu lâu dài, nhưng nay cũng đã từ bỏ ý định này khi đặt vấn đề với một số địa phương nên hiện nay Cty ông sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu, một phần từ mua trong nước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá trên cả nước năm 2009 là 3.221 ha. Hiện diện tích đất hoang, đất nghèo kiệt, đồi núi trọc còn hơn 7 triệu ha. Tại Bình Phước, mỗi năm tỉnh có khoảng 3.000 ha rừng bị phá và bị đốt. Trong 6 tháng đầu năm 2010 đã xảy ra 469 vụ phá và cháy rừng làm thiệt hại hơn 350 ha rừng tự nhiên.

Có thể nói, Chính phủ đang rất quyết tâm trồng rừng, sau QĐ 237/CP là QĐ 661/CP về trồng rừng, và nay là QĐ 147/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất, với tổng mức đầu tư để 40.000 tỷ đồng, hỗ trợ từ 1,5 đến 3 triệu đồng/ha rừng trồng. Năm 2009, 1 số tỉnh trong 10 tỉnh, thành phố được giao tự bố trí ngân sách địa phương để đầu tư cho DA trồng rừng nhưng đã không bố trí vốn để trồng rừng. Nhiều tỉnh trồng không đạt chỉ tiêu kế hoạch như: Điện Biên trồng được 427/900 ha, Lai Châu: 474/850 ha, Kon Tum: 100/250 ha, Đắk Nông 177/400 ha...

Bản thân các DN cũng đều nhận thức được việc trồng rừng quy mô lớn sẽ thuận lợi cả về môi trường lẫn về hiệu quả kinh tế, DN bảo đảm nguồn nguyên liệu. Vấn đề quan trọng là nhà nước phải cũ thể hóa các chính sách sao cho DN có thể trồng rừng. Đặc biệt, các thủ tục khi làm hồ sơ thuê đất trồng rừng phải thật sự thông thoáng, phải có tiêu chí xác định dứt khoát khu vực nào, diện tích nào cho trồng rừng, thông tin rộng rãi cho mọi DN cùng biết các tiêu chí tham gia. Tất cả các DN đạt đủ đều kiện đều bình đẳng, có thể là đấu giá để được thuê đất chứ không thể có sự ưu tiên, đặc quyền đặc lợi. Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Chiến Thắng, DN cũng nên có kế hoạch bảo đảm đời sống của các chủ đất cũ như tuyển dụng họ làm công nhân trồng và bảo vệ rừng, cho trồng xen hoa màu vào đất rừng trong những năm đầu...

(Theo Khắc Dũng // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Thị trường phát điện cạnh tranh : Lộ trình ba cấp độ
  • Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt: Cần chiến lược lâu dài
  • Nhà vệ sinh tiết kiệm năng lượng: Tại sao không?
  • Cạnh tranh bình đẳng, bao giờ thành hiện thực?
  • Quản lý giá thuốc: Cần nhìn cả góc độ kinh tế và chuyên môn
  • Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: Tái cấu trúc tập đoàn - Hãy trả về trạng thái tự nhiên
  • Vì sao tỷ lệ nội địa hóa một số ngành đạt thấp ?
  • Thách thức và giải pháp bảo đảm an ninh lương thực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi