Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kích cầu, dừng hay tiếp?

picture
Hội thảo “Gói kích cầu thứ nhất của Việt Nam đã phát  huy hết tác dụng chưa?” do Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức - Ảnh: Anh Quân.

Trong khi quan điểm dừng kích cầu trước thời hạn, hoặc đúng hạn nhưng không bổ sung thêm biện pháp hỗ trợ vẫn “mơ hồ” khi chứng minh rủi ro vĩ mô, thì phía ủng hộ “kích tiếp” có lý do thuyết phục hơn trên cả phương diện con số và… tâm lý.

Giải cứu với rất ít tiền

Đạt mức tăng trưởng thấp nhất nhiều năm qua trong quý 1/2009 (3,1%), nhưng đến quý 2, nền kinh tế Việt Nam đã vực dậy với mức tăng GDP 4,5%; tiếp đến quý 3 ước đạt 5,76%; và dự kiến quý 4 có thể đạt 6,57%.

Vượt khủng hoảng theo mô hình chữ V với những con số thuyết phục, thành tích này của Việt Nam được gắn với sự thay đổi chính sách linh hoạt, từ thắt chặt sang nới lỏng tiền tệ và tài khóa. Hình ảnh song hành là 145,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 8 tỷ USD từ các gói kích thích kinh tế đang thực hiện.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, tính toán lại, báo cáo của Chính phủ cho rằng quy mô gói kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội chỉ khoảng 122 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 6,9 tỷ USD. Giá trị thực hiện trong năm 2009 thậm chí còn khiêm tốn hơn, chỉ khoảng 100,6 nghìn tỷ đồng.

Nếu chỉ tính khoản tài chính chi ra để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, thực chất số tiền Chính phủ hỗ trợ chỉ nằm gọn trong chính sách hỗ trợ lãi suất 4%, giá trị 1 tỷ USD và tương đương khoảng 17 nghìn tỷ đồng.

“Nếu thực hiện tiếp các biện pháp hỗ trợ thì cũng không chi hết số tiền này. Theo ước tính của chúng tôi, số tiền Chính phủ phải hỗ trợ có lẽ nằm ở khoảng 10-12 nghìn tỷ đồng”, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thúy phát biểu tại hội thảo “Gói kích cầu thứ nhất của Việt Nam đã phát huy hết tác dụng chưa?” do Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức sáng 14/10 tại Hà Nội.

Theo ông Thúy, khoản tiền hỗ trợ thực tế của Chính phủ chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số 122 nghìn tỷ đồng. Tuy số tiền chi không lớn, nhưng đã chặn được đà giảm sút kinh tế, phục hồi được tăng trưởng, đẩy lùi mức tăng của lạm phát, duy trì sản xuất và đảm bảo được an sinh xã hội.

Trái với khoảng giữa năm 2008, tình hình kinh tế khó khăn với nhiều bất ổn vĩ mô đã đưa đến những nhận định bi quan. Một số dự báo cho rằng tỷ lệ phá sản doanh nghiệp khoảng 20%, hệ thống ngân hàng sẽ có sự đổ vỡ, và thất nghiệp gia tăng ở mức cao.

“Trên thực tế, điều đó không xảy ra. Chính phủ cũng không tốn một nguồn tài chính quá lớn để hỗ trợ hệ thống tài chính, ngân hàng và cứu trợ doanh nghiệp”, ông Thúy nhấn mạnh.

Kích cầu vì chỉ tiêu tăng trưởng

Việc đánh đổi tăng trưởng với số vốn “rẻ” khiến những đắn đo về chi phí để có thêm gói kích cầu tiếp theo trở nên nhẹ nhàng hơn. Ý chí quá lớn hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm cuối của kế hoạch 5 năm 2006-2010 cùng lúc được “vực dậy” trong đa số các nhà lãnh đạo điều hành nền kinh tế.

Sơ tính, kết quả tăng trưởng bình quân trong 3 năm trước chỉ khoảng 6,7%/năm. Với con số tăng trưởng khoảng 5,2% của năm nay, nhiệm vụ đặt ra cho năm 2010 còn rất nặng nề.

Một lãnh đạo cấp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói với VnEconomy rằng, chí ít không đạt được thì Chính phủ cũng cố gắng tiến càng gần càng tốt chỉ tiêu tăng trưởng bình quân từ 7,5-8% của giai đoạn 2006-2010.

Đánh đổi tăng trưởng bằng tăng chi tiêu công được chứng minh qua kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2009. Những lĩnh vực phát triển với tốc độ cao, đi ngược lại với phần còn lại, đều được hỗ trợ ít nhiều từ chính sách kích cầu.

Lĩnh vực xây dựng đạt tốc độ tăng tới 9,7% trong 9 tháng đầu năm; lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 8,1%; tổng mức bán lẻ (bao gồm cả một phần chi tiêu Chính phủ) tăng 10,2%. Tương quan giữa tăng trưởng và đầu tư dẫn tới một diễn biến khó phủ nhận.

Vì vậy, những “cân đong” hiện nay của Chính phủ, theo ông Lê Đức Thúy, dù quan điểm ủng hộ kích cầu tiếp không phải chiếm đa số, nhưng dường như đang nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ phía Chính phủ.

Thực tế, trong cuộc họp tháng trước, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành phải xem xét các phương án xoay quanh chuyện có hỗ trợ tiếp không và hỗ trợ như thế nào, để có thể công bố vào đầu tháng 11 năm nay.

Dù vậy, “hiện Chính phủ chưa có một quyết định nào về cái gọi là gói hỗ trợ tiếp theo, mặc dù về chủ trương đề nghị phải sớm nghiên cứu, có lẽ cần có…, nhưng đến mức nào, như thế nào thì chưa có quyết định”, ông Thúy nói.

(Theo Anh Quân // VnEconomy)

  • Sức ép sau khủng hoảng
  • Việt Nam tụt hạng về môi trường kinh doanh: Vẫn vì “điểm nút” thủ tục hành chính
  • Muốn "hoá rồng", phải khống chế những nhóm đặc quyền đặc lợi
  • Truyền thông khoa học công nghệ: Dễ hay khó?
  • Chiến lược phát triển kinh tế dài hạn cho Việt Nam
  • Tăng trưởng, lạm phát và lựa chọn mục tiêu ưu tiên
  • Nguồn lợi thuỷ sản: Cạn kiệt dần vì khai thác có tính huỷ diệt
  • 6 dự báo đáng chú ý về kinh tế xã hội năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi