Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm soát giá từ gốc

Phong trào tiết kiệm trong thời bão giá đã được nhiều hộ dân áp dụng. Theo lãnh đạo TP HCM và các chuyên gia kinh tế, thực chất đó là sự “thắt lưng, buộc bụng” để sống chung với “bão” giá của người dân và cả cộng đồng doanh nghiệp.

Bài toán hạ nhiệt giá cả, bình ổn thị trường không thể giải quyết từ ngọn, không chỉ dựa vào nội lực của thành phố mà cần sự điều chỉnh từ Chính phủ và các chính sách giải quyết từ gốc.

Nhiều biện pháp hỗ trợ dân

“Tháng 4, chúng tôi đã tổ chức 100 chuyến bán hàng lưu động đến các vùng sâu vùng xa, KCX-KCN; mở các chương trình khuyến mãi với tổng trị giá khoảng 27 tỷ đồng. Sắp tới, sẽ phát triển thêm 13 cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm và hai siêu thị để thực hiện chương trình bình ổn giá hiệu quả hơn nữa”, bà Bùi Hạnh Thu, Phó tổng giám đốc Sài Gòn Co.op, thông tin.

Báo cáo mới nhất của UBND TP HCM cho biết, nếu tháng trước chỉ vài chục chủ nhà trọ cam kết không tăng giá cho thuê phòng thì nay số hộ cam kết đã lên đến gần 54.000, đảm bảo cho hơn một triệu lao động nghèo, công nhân, sinh viên được ổn định giá thuê phòng trọ.

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, MTTQ TP HCM đã có những cách làm sáng tạo như phát động rộng rãi phong trào “ba tiết kiệm, ba tương trợ”: tiết kiệm điện, tiết kiệm chi tiêu công, không tiêu dùng hàng xa xỉ; tương trợ người nghèo, công nhân, gia đình chính sách, học sinh, sinh viên, người già neo đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi… trên địa bàn. Vận động trợ cấp khó khăn trong 9 tháng cuối năm 2011 cho các hộ nghèo có mức thu nhập dưới 8 triệu đồng một người mỗi năm, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với mức hỗ trợ 100.000 đồng một người một tháng. Dự kiến tổng số tiền vận động hỗ trợ khoảng 6,2 tỷ đồng.

Phải kiểm soát giá từ gốc

Trao đổi với Đất Việt ngày 27/4, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TP HCM, khẳng định: “Thành phố đã yêu cầu Sở Tài chính triển khai ngay các cơ chế chính sách mới của Bộ Tài chính như giãn thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ tháng 5, điều chỉnh giảm 20% mức thuế đối với các hộ kinh doanh nhà trọ cho công nhân, sinh viên thuê có cam kết không tăng giá phòng cho thuê và hộ kinh doanh giữ trẻ trong khu vực dân cư, công nhân có cam kết không tăng mức phí giữ trẻ trong năm 2011”.

Bà Hồng chia sẻ: “Thành phố là nơi trung chuyển nên nhiều hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển đều thông qua địa bàn này. Giá điện tăng cũng ảnh hưởng đến CPI của thành phố. Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của hoạt động sản xuất kinh doanh là lãi vay”. Theo bà Hồng, dù Ngân hàng Nhà nước khẳng định qua kiểm tra 6 ngân hàng, chưa phát hiện đơn vị nào huy động vượt trần lãi suất (14% một năm). Nhưng trên thực tế, nhiều ngân hàng huy động vốn với lãi suất đến 17% một năm, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp phải vay với lãi suất trên 20% là có thật.

Trước áp lực lãi vay, ông Đào Xuân Đức, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), cho biết, Satra đã hỗ trợ các công ty thành viên cho vay với lãi suất 12 -14%. “Tuy nhiên, về lâu dài, chúng tôi mong Chính phủ, UBND TP HCM có biện pháp hiệu quả hơn giải quyết vấn đề này”, ông Đức nhấn mạnh.

Theo Phó chủ tịch Nguyễn Thị Hồng, thời gian tới, TP HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình bình ổn giá; chỉ đạo kiểm tra việc đăng ký giá và xử lý nghiêm những nơi nào vi phạm. Đặc biệt, chú trọng khâu kiểm soát tránh tình trạng hàng gian, hàng giả “chui” vào các chợ; tuyên truyền, hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn, nhận diện hàng kém chất lượng, hàng có các chất độc hại... Về vấn đề giá thức ăn gia súc luôn là nỗi “nhức đầu” của người chăn nuôi, bà Hồng nói: “Thành phố đã yêu cầu Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn nghiên cứu và có báo cáo ngay về Đề án phát triển vùng nguyên liệu sản xuất chế biến thức ăn gia súc để thay thế nguyên liệu nhập khẩu. Sau khi có ý kiến của Sở thì ủy ban thành phố mới có hướng hỗ trợ cụ thể”.

(Báo Đất Việt)

  • Tập đoàn kinh tế nhà nước: Nắm gì, buông gì?
  • Nghị quyết 11/NQ-CP: “Cỗ xe thép” chặn đà tăng giá !
  • Thị trường phát điện cạnh tranh: Vẫn tranh cãi về quyền lợi
  • Tập đoàn Nhà nước dưới góc nhìn người trong cuộc
  • Tập đoàn kinh tế nhà nước: Nắm gì, buông gì?
  • Bàn cờ kinh tế
  • Từ quê ra phố và bài toán lệch giá (Bài 2)
  • Từ quê ra phố và bài toán lệch giá (Bài 1)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi