Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Hà Nội cuối năm: Tiềm ẩn nhiều thách thức

Mặc dù kinh tế có dấu hiệu khởi sắc, CPI tháng 8 của Thủ đô chỉ còn tăng 1,06%, nhưng nếu không thực sự quyết tâm trong những tháng cuối năm, Hà Nội rất khó đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2011.

Ảnh: minh họa - Internet

Lộ diện những thách thức

Điểm nổi bật của CPI trong 3 quí đầu năm 2011 là sự tăng cao bất thường và đảo chiều phức tạp, mặc dầu cơ bản vẫn tuân theo xu hướng truyền thống. Dù CPI trên địa bàn Hà Nội vẫn tuân theo đồ thị hình sin truyền thống (với mức tăng cao nhất là dịp ngay sau Tết và hạ dần những tháng sau đó, để tiếp tục tăng trở lại vào tháng cuối năm), nhưng kỷ lục về CPI trên địa bàn Hà Nội cần nhấn mạnh là liên tiếp 12 tháng qua có mức tăng trên 1% so với tháng trước. Tuy CPI tháng 8/2011 chỉ còn tăng 1,06%, nhưng vẫn tăng 22,66% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng nói, trong các nhóm hàng hóa tính CPI có quyền số lớn, tốc độ tăng cũng có sự phân hóa mạnh, cụ thể: CPI lương thực giảm nhanh trong khi nhóm hàng nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng sau một thời gian tăng cao đã chững lại.

Phát triển công nghiệp có sự tăng trưởng khá, nhưng đang chậm lại trong khi thương mại tăng trưởng chậm, nhập siêu vẫn là xu hướng đậm nét của ngoại thương Hà Nội. Chính vì thế, nếu trừ tốc độ tăng giá tới trên 22 % so cùng kỳ thì tốc độ tăng trưởng thương mại trên địa bàn -0,65%. Điều này cho thấy sức mua của thị trường đang trì trệ. Trong khi huy động tín dụng ngân hàng sụt giảm mạnh (tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn dự kiến tháng 8 là 751.979 tỉ đồng, giảm 0,98% so tháng trước và bằng 94,56% so tháng 12/2010), dấu hiệu nợ khó đòi tăng, dù có thể bảo đảm hạn mức tín dụng đề ra.

Phát triển nông nghiệp và nông thôn có nhiều khởi sắc trong nỗ lực vượt khó. Vốn đầu tư thực hiện nguồn ngân sách nhà nước tiếp tục tăng (8 tháng năm 2011, đạt 11.386,9 tỉ đồng bằng 56,8% kế hoạch năm, tăng 14,7 % so với cùng kỳ năm 2010).

Khó đạt được mục tiêu nếu thiếu quyết tâm

Dự kiến một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Hà Nội như sau: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng khoảng 10%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng khoảng 12,5 - 13%, vốn đầu tư xã hội tăng 11,6 - 12%, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 21,4 - 22%, kim ngạch xuất khẩu tăng 27,1 - 28%. Tuy nhiên, tình diễn biến của tình hình kinh tế thế giới biến động, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Thủ đô sẽ ngày càng khó khăn hơn và sẽ tăng trưởng chậm trong các tháng cuối năm (chỉ tăng khoảng 15 - 18% so với năm 2010).

Lạm phát tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, rất khó khăn để giữ lạm phát ở mức 17 - 18% vào cuối năm. Đặc biệt, sẽ có 2 giai đoạn rõ rệt về xu hướng CPI: Mức tăng CPI thấp sẽ duy trì tiếp tục trong giai đoạn các tháng 9, 10, 11/2011 trước khi bước vào giai đoạn tăng cao nhanh trở lại vào dịp sát Tết cổ truyền như truyền thống. Mặt bằng lãi suất sẽ vẫn giữ mức cao, dù có thể giảm nhẹ (còn từ 18-19%) do những nỗ lực mới của NHNN và sự đồng thuận hạ lãi suất cho vay của các NHTM; việc vay vốn tín dụng của một bộ phận doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, còn khó khăn. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng; tiềm lực của hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển…

Khả năng đa số doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2011 rất cao, bởi hàng loạt khó khăn về vốn, thuế, giá nguyên liệu cũng như về thủ tục hành chính… Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có hơn 91 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Nhiều doanh nghiệp trong số đó sử dụng nhiều lao động phổ thông, hoặc phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên rất dễ bị tác động bởi thị trường nước ngoài. Ngoài ra, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản hiện nay đang gặp nhiều khó khăn như biến động tỉ giá, cung đã vượt cầu… làm cho giá chung cư, căn hộ trong thời gian tới có thể giảm nhiệt mạnh mẽ khi các dự án đi vào hoàn thiện cung cấp một lượng ồ ạt ra thị trường.

Tuy nhiên, những tháng cuối năm với việc Thủ tướng Chính phủ thông qua Qui hoạch phát triển KT - XH Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là một cơ hội tốt cho phát triển kinh tế Thủ đô trong thời gian tới, nhất là cho khai thác động lực phát triển từ xây dựng cơ bản và thị trường bất động sản…

(Theo Ts.Nguyễn Minh Phong // Kinh tế & Đô thị)

  • Tăng trưởng trong âu lo
  • Thương hiệu nông sản Việt Nam đang bị tấn công?
  • Vì sao Việt Nam mất hai thương hiệu cà phê nổi tiếng?
  • Quy hoạch điện VII: Nguy cơ thiếu điện vẫn hiện hữu
  • Vốn FDI: giải ngân tăng, thu hút giảm
  • TS. Trần Đình Thiên: Áp lực tái cấu trúc nền kinh tế đang rất lớn
  • Lạm phát kỳ vọng có thể gây sức ép tăng giá
  • Tập đoàn, tổng công ty: Nơi gặp khó, chỗ “ngon xơi”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi