Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát cao, giảm tiền mua sữa

Tiết kiệm chi cho dinh dưỡng gia đình là giải pháp được nhiều người lựa chọn khi giá cả tăng cao.

“Để cắt giảm chi tiêu, người lao động thường chọn giải pháp tiết kiệm chi cho dinh dưỡng gia đình, bản thân họ và con cái, đầu tiên là sữa cho trẻ em”.

Kết luận trên được nêu ra từ báo cáo đánh giá tácđộng của tăng giá đối với đời sống người nghèo, người làm công ăn lương do Vụ Lao động - Văn hóa - Xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện. Văn bản này mới đây đã được gửi đến lãnh đạo Bộ, theo khẳng định của Vụ trưởng Nguyễn Quang Thắng với VnEconomy.

Theo nghiên cứu tại báo cáo này, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng tác động rất khác nhau đến các nhóm hộ gia đình trong xã hội, nhưng người có thu nhập thấp chịu tác động trực tiếp và nhanh hơn người có thu nhập cao; dân vùng nông thôn chịu tác động nặng hơn thành thị; và công nhân chịu tác động lớn hơn nông dân.

Khó thoát nghèo, phúc lợi giảm nhanh

Theo báo cáo, lạm phát tăng cao sẽ có tác động xấu trước hết và nặng nề đến đời sống người nghèo, người thu nhập thấp, đặc biệt là những người có nguồn thu chủ yếu từ tiền lương, tiền công, từ trợ cấp xã hội.

“Trên thực tế, số liệu thống kê cho thấy khi CPI tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mức giảm tỷ lệ hộ nghèo, làm cho tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại”, báo cáo khẳng định.

Phân tích các kịch bản chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 7-14% trong năm nay, cơ quan thực hiện báo cáo cho rằng các khả năng đều dẫn đến mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% như kế hoạch Quốc hội giao năm nay khó đạt được.

Dẫn một tính toán được thực hiện trước đó, báo cáo lưu ý rằng giá trị thực tế của chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 sẽ mất khoảng 7-8% khi CPI năm nay tăng khoảng 14% (tương đương với mức 30-40 nghìn đồng/người/tháng).

“Khi đó, số hộ thoát nghèo vượt sang ngưỡng hộ cận nghèo theo danh nghĩa, nhưng thực tế xét về bản chất các hộ này vẫn là hộ nghèo”, báo cáo nhìn nhận.

Mức ảnh hưởng lớn hơn đến nhóm dân cư này còn thể hiện ở cơ cấu và tốc độ tăng chi tiêu cho lương thực, thực phẩm trong tổng chi tiêu một tháng cao hơn các nhóm còn lại.

Với tỷ lệ chi tiêu cho lương thực, thực phẩm chiếm tới gần 56% tổng thu nhập, để có lượng hàng tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống trong điều kiện giá cả tăng lên, các hộ nghèo sẽ phải cắt giảm những khoản chi tiêu khác, dẫn tới giảm phúc lợi của hộ gia đình.

Ngoài ra, do tốc độ tăng chi tiêu nhanh hơn tăng thu nhập dẫn tới khả năng gia tăng mức độ ảnh hưởng khi gặp các biến cố và rủi ro trong cuộc sống, như thiên tai, dịch bệnh và sức khỏe kém, báo cáo nêu.

Nông dân mất nhiều hơn được

Ở góc nhìn khác, lâu nay vẫn có quan điểm rằng tăng giá lương thực, thực phẩm có thể đem lại lợi ích cho người nuôi trồng. Thực tế là nông dân đang chịu tác động lớn hơn từ lạm phát.

Lý giải vấn đề này, báo cáo cho rằng trong thời kỳ lạm phát cao, giá các nguyên liệu đầu vào của sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giá xăng dầu và chi phí vận chuyển cũng tăng lên không ít, thậm chí còn cao hơn, dẫn tới tình trạng doanh thu mang lại không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra.

Kết quả là người nông dân vẫn bị thiệt thòi, đặc biệt đối với nông dân có điều kiện sản xuất khó khăn, năng suất lao động thấp và mức sản lượng lương thực không nhiều.

“Như vậy, giá đầu vào tăng nhanh nhưng giá đầu ra không tăng tương xứng, nên thực tế người nông dân mất nhiều hơn được, thu nhập phải đuổi theo giá”, báo cáo khẳng định.

Dẫn một thông tin liên quan, báo cáo cho biết tình hình thiếu đói tăng cao gần đây ở khu vực nhân khẩu này.

Trong 2 tháng đầu năm nay, số lượt nhân khẩu nông nghiệp thiếu đói đã tăng gấp 2 lần so với cùng thời điểm năm 2010. “Đây là số lượng nhân khẩu thiếu đói nhiều nhất kể từ năm 2007 trở lại đây, khi so với cùng kỳ 2 tháng đầu năm”, báo cáo viết.

Giảm chi mua sữa cho trẻ em


Trong khi đó, tốc độ tăng thu nhập của người lao động không theo kịp tốc độ tăng giá cũng làm gia tăng tính dễ tổn thương của nhóm thu nhập này.

Theo báo cáo, tiền lương bình quân người lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2010 chỉ cao hơn so với năm 2009 có 10,3%, trong khi chỉ số giá tiêu dùng cùng năm này tăng tới 11,75%.

Một lưu ý khác tại báo cáo là phần lớn nhóm đối tượng thu nhập thấp là lao động phổ thông, lao động nhập cư có thu nhập thấp, trong cơ cấu chi tiêu có một phần chi phí lớn được dành trang trải tiền nhà trọ, lưu trú.

Khi giá cả tăng, ngoài việc chi phí tiêu dùng lương thực, thực phẩm và các hàng hóa khác tăng lên như mọi người dân khác ở đô thị, lao động nhập cư còn phải chi phí thêm cho các khoản thuê nhà, tiền điện, nước với giá cao.

Kết quả khảo sát dẫn tại báo cáo cho thấy, nhóm lao động nhập cư phải trả tiền điện, nước cao hơn từ 2-4 lần so với người dân địa phương, tiền thuê nhà tăng từ 20-30%, chi phí đi lại ở mức cao… nên cuộc sống càng khó khăn hơn nhiều so với người dân địa phương.

Để tiết kiệm chi phí lưu trú, lao động phổ thông, người nhập cư thường có xu hướng dịch chuyển nhà trọ, chấp nhận những điều kiện cư trú kém hơn. Điều này dẫn đến việc họ phải tiếp cận môi trường sống về phương diện nhà ở, điện, nước thấp kém hơn.

“Để cắt giảm chi tiêu, người lao động cũng thường chọn giải pháp tiết kiệm chi tiêu cho dinh dưỡng của gia đình, bản thân và con cái, đầu tiên là sữa cho trẻ em. Điều này cho thấy, lạm phát có tác động gián tiếp đến điều kiện về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng của người lao động và thành viên gia đình họ”, báo cáo kết luận.

(Theo Vneconomy)

  • Kiểm soát giá từ gốc
  • Tập đoàn kinh tế nhà nước: Nắm gì, buông gì?
  • Nghị quyết 11/NQ-CP: “Cỗ xe thép” chặn đà tăng giá !
  • Thị trường phát điện cạnh tranh: Vẫn tranh cãi về quyền lợi
  • Tập đoàn Nhà nước dưới góc nhìn người trong cuộc
  • Tập đoàn kinh tế nhà nước: Nắm gì, buông gì?
  • Bàn cờ kinh tế
  • Từ quê ra phố và bài toán lệch giá (Bài 2)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi