Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

'Lạm phát Việt Nam tiếp tục tăng năm 2013'

 Cho rằng Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách thận trọng trong năm tới, không giảm lãi suất cơ bản và tập trung vào tái cơ cấu ngân hàng, nhưng JP Morgan dự báo lạm phát sẽ tăng trở lại và thâm hụt thương mại sẽ nới rộng.

Theo báo cáo ra ngày 23/11 của JP Morgan, sau biến động năm 2011, các chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng đã giúp kinh tế Việt Nam dần ổn định trong năm nay. Việc này được phản ánh qua lạm phát thấp, thâm hụt thương mại hàng tháng nhỏ và đồng VND ổn định.

Ngân hàng này dự đoán Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung bình ổn kinh tế trong năm 2013, hơn là theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá. Tuy nhiên, lạm phát hiện ở mức thấp bất thường và thâm hụt thương mại giảm cũng không bền vững. Vì vậy, JP Morgan dự đoán năm 2013, lạm phát sẽ tăng lên và thâm hụt sẽ nới rộng. Cụ thể, CPI nửa đầu năm sau sẽ tăng 12% và cả năm là 9,7%. Thâm hụt thương mại 2013 sẽ vào khoảng 2% GDP, cao hơn so với 0,5% năm nay.

Giá thực phẩm đã kìm hãm CPI tháng 11 của Việt Nam. Ảnh: B.H
Giá thực phẩm đã kìm hãm CPI tháng 11 của Việt Nam. Ảnh:B.H

Nhận định về chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 11 của Việt Nam, ngân hàng này cho rằng mức tăng 7,1% so với cùng kỳ vẫn thấp hơn dự đoán ban đầu của họ là 7,2%. Trước đó, JP Morgan còn điều chỉnh dự báo lạm phát từ 7,8% xuống 7,2%. Vì vậy, lạm phát tháng 11 được cho là "tốt hơn nhiều dự báo ban đầu của chúng tôi". JP Morgan cũng nhận định lý do chính kiềm chế lạm phát tháng này là giá thực phẩm chỉ tăng rất nhẹ - 1,4% so với năm ngoái. Ngân hàng này dự đoán lạm phát cả năm sẽ vào khoảng 8% - 9%.

Theo JP Morgan, chính sách kinh tế thận trọng sẽ duy trì môi trường kinh tế ổn định cho Việt Nam trong năm 2013. Vì vậy, lãi suất cơ bản sẽ không thể giảm thêm nữa và chính sách tiền tệ cũng được thắt chặt. Lập trường này sẽ giữ tăng trưởng tín dụng và GDP ở mức thấp. VND sẽ ổn định và có thể giảm 3% so với USD trong năm tới.

Cuối cùng, JP Morgan cho rằng cải tổ ngân hàng sẽ vẫn là trọng tâm của các chính sách kinh tế năm tới. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo nợ xấu là 9%. Tuy nhiên, phần lớn các hãng xếp hạng cho rằng tỷ lệ này vào khoảng 12% - 15%.

Khi nợ công được giữ dưới 50%, Chính phủ sẽ có nhiều dư địa để xử lý nợ xấu trực tiếp hoặc thông qua một công ty quản lý tài sản, JP Morgan cho biết. Tuy nhiên, quá trình thanh lọc hệ thống ngân hàng đang chậm lại. Vì vậy, họ dự đoán nợ xấu sẽ còn tiếp tục cản trở hệ thống trung gian tài chính, tăng trưởng tín dụng và GDP.

Ngân hàng này nhận định do hầu hết các khoản nợ đều bằng VND, khả năng xảy ra khủng hoảng cán cân thanh toán là thấp. Tuy nhiên, tốc độ tái cấu trúc ngân hàng chậm chạp sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, như kìm hãm đà tăng trưởng, hay khiến nền kinh tế lộn xộn khi các ngân hàng sửa lại bảng cân đối kế toán.

(Theo vnexpress)

  • Tập đoàn thua lỗ, lương cao vẫn đúng quy định
  • Luật pháp có trị được tham nhũng?
  • Việt-Nga: Nền tảng và hấp lực mới
  • Việt Nam: Nền kinh tế vẫn dễ bị tổn thương
  • Tham nhũng, ai chống và chống như thế nào?
  • GS Đặng Hùng Võ: Để mô hình Đà Nẵng thắng thế
  • Thấy gì từ thu, chi và bội chi ngân sách 10 tháng?
  • Nợ công Việt Nam tương đương 55,4% GDP
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi