Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Môi trường Việt Nam hấp dẫn đầu tư nước ngoài

Tập đoàn MHI chọn Việt Nam để xây dựng nhà máy lắp đặt cánh phụ máy bay cho Boeing. (Nguồn: Internet)
Tờ Thời báo Tài chính của Anh ra ngày 26/7 có bài viết nhận định rằng môi trường đầu tư hấp dẫn của Việt Nam, đặc biệt là giá nhân công và tình hình chính trị ổn định, đang thuyết phục các công ty nước ngoài chọn nơi đây làm cơ sở đầu tư cho cả khu vực.

Theo bài báo trên, khi tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries Aerospace (MHI) của Nhật Bản lên kế hoạch xây dựng một nhà máy lắp đặt cánh phụ máy bay cho hãng Boeing, Việt Nam đã nhanh chóng trở thành địa điểm được lựa chọn tại khu vực Đông Nam Á.

Chủ tịch MHI tại Việt Nam, ông Hirotaka Masuda cho rằng với giá nhân công hợp lý và nền chính trị ổn định, MHI đã đi đúng hướng khi chọn Việt Nam cho hoạt động kinh doanh của mình.

Kết quả cuộc khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đối với các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho thấy Việt Nam vượt nhiều nước trong khu vực, thậm chí cả ở châu Á xét về tiêu chí giá nhân công.

Tập đoàn thép Kobe Steel mới đây thông báo khoản đầu tư 100 tỷ yen (1,1 tỷ USD) xây dựng nhà máy ở Việt Nam. Hãng mỹ phẩm Shiseido cũng khai trương một nhà máy lớn ở Việt Nam để cung cấp các sản phẩm cho Đông Nam Á và Trung Quốc.

Sapporo, một công ty sản xuất bia của Nhật, cũng có kế hoạch sẽ khai trương ở Việt Nam một nhà máy bia vào năm 2012. Còn Công ty chứng khoán Daiwa đã cho ra đời một quỹ đầu tư trị giá 40 tỷ yen (hơn 0,4 tỷ USD) trong đó 2/5 nguồn vốn sẽ được phân bổ cho thị trường Việt Nam.

Mặc dù bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2009 đạt 9,8 tỷ USD, giảm so với mức 11,5 tỷ USD năm trước đó, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với dự đoán của nhiều chuyên gia trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng toàn cầu.

Dòng vốn nước ngoài khá bền vững, cộng thêm động lực kinh tế Việt Nam, đã giúp nền kinh tế tăng trưởng 5,3% trong năm 2009./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • Tăng lương để nhìn lại chính sách thu hút đầu tư
  • Khi ISO về... xã
  • Bài học từ kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội
  • Thu múa lúa tạm trữ: Khó cả đôi đường !
  • Tạo bước phát triển đột phá, bền vững trong nhiệm kỳ mới
  • Băn khoăn với ghép phí vào thuế
  • Tập đoàn ở Việt Nam và cách giải cứu không giống ai
  • Mỗi năm Việt Nam trả nợ nước ngoài hơn 1 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi