Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mua thiết bị nhờ chương trình hỗ trợ lãi suất : Lo chất lượng máy nội địa

Quyết định 497/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn) như lần tiếp sức thứ 2 trong bối cảnh hàng hóa nông sản gặp khó khăn và nguồn vốn tái tạo đầu tư của nông dân đang “eo hẹp”. Tuy nhiên, nông dân đang phân vân liệu các loại máy sản xuất trong nước có đáp ứng được nhu cầu?

“Đòn bẩy” cơ giới hóa nông nghiệp!

Với Quyết định 497 của Thủ tướng, nông dân ĐBSCL có cơ hội đầu tư máy nông nghiệp.

Quyết định 497 không chỉ “tiếp sức” cho nông dân trong bối cảnh suy giảm kinh tế mà còn đánh dấu bước ngoặt mới giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng đầu tư nhiều loại máy móc, vật tư thiết yếu trong sinh hoạt và sản xuất.

Theo quyết định này có 11 loại hàng hóa sản xuất (gần 30 loại máy phục vụ sản xuất nông nghiệp) trong nước được hỗ trợ 4% lãi suất: các loại động cơ đốt, máy gặt đập liên hợp, máy kéo, máy cày, máy làm đất; máy tuốt lúa, sấy nông sản, máy bơm nước…

Trong tháng 3 và đầu tháng 4-2009, khi nông dân ĐBSCL vào vụ thu hoạch lúa đông-xuân thì rộ lên chuyện thiếu nhân công cắt lúa. Nhiều nông dân phải chấp nhận bị “hét giá” hơn 200.000 đồng/công cắt. Qua đó cho thấy, “lỗ hổng” cơ giới hóa ở ĐBSCL vẫn còn khá lớn.

Các tỉnh đi đầu trong cơ giới hóa nông nghiệp như Đồng Tháp – An Giang cũng chỉ mới đạt được 42% và 36% trong khâu gặt đập lúa; một số tỉnh tỷ lệ này rất thấp như Hậu Giang chỉ mới đạt 20%. Cơ giới hóa nông nghiệp được ĐBSCL xác định là mục tiêu hàng đầu.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Thanh, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - xã hội TP Cần Thơ thì chủ trương đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp đã được triển khai trong nhiều năm qua nhưng tốc độ cơ giới hóa nông nghiệp ở ĐBSCL còn rất chậm vì nông dân với “thửa ruộng nhỏ”, “túi tiền nhỏ”. Đa số nông dân ĐBSCL chưa dám nghĩ đến chuyện làm ruộng bằng máy.

Do đó, Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp là điều cần nhưng chưa đủ để đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa vào đồng ruộng ở ĐBSCL.

Từ những phân tích trên, TS Nguyễn Huỳnh Thanh đề xuất Chính phủ sớm có chính sách hỗ trợ tích tụ ruộng đất, trước mắt nên nâng mức hạn điền ở khu vực ĐBSCL lên 10 ha.

“Khi tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp tăng cao, nông dân sẽ thuận lợi và giảm được chi phí trong khâu gặt, suốt lúa. Đồng thời, tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn sẽ tăng cao.

Vài chục năm để sản xuất hàng chục ngàn máy...?
 

VIKYNO là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi của Việt Nam sản xuất máy móc nông nghiệp.

Theo tính toán của TS Lê Văn Bảnh – Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, số cơ sở sản máy gặt đập liên hợp (GĐLH) trong nước “chỉ đếm trên đầu ngón tay”; năng lực sản xuất máy GĐLH chỉ dừng lại 50 - 70 máy/năm/cơ sở.

Các cơ sở sản xuất máy GĐLH trong nước phải mất hàng chục năm để sản xuất thêm hàng chục ngàn máy phục vụ cho nhu cầu thu hoạch lúa ở ĐBSCL!?

Mặt khác, các máy GĐLH trong nước sản xuất thủ công với nguồn nguyên liệu (sắt, thép) trôi nổi nên chất lượng không đảm bảo.

Thống kê mới nhất đến tháng 4-2009, ĐBSCL có khoảng 3.000 máy GĐLH, hơn 3.200 máy cắt lúa xếp dãy, đáp ứng khoảng 25% trong tổng số 1,54 triệu ha sản xuất lúa.

Điều đáng nói, trong tổng số máy thu hoạch lúa hiện có ở ĐBSCL, máy do Trung Quốc sản xuất chiếm khoảng 90%.

“Chúng tôi cũng phân vân khi Quyết định 497/QĐ-TTg chỉ hỗ trợ lãi suất mua máy sản xuất trong nước. Đối với ĐBSCL, ngành cơ khí còn yếu, nên chăng mở rộng đối tượng hàng hóa (máy móc – PV) sản xuất ở nước ngoài” - ông Dương Nghĩa Quốc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp kiến nghị.

Trước mắt, TS Lê Văn Bảnh kiến nghị, Chính phủ nên xem xét đến phương án đầu tư hỗ trợ các nhà máy trong nước sản xuất máy GĐLH theo quy mô công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa với giá cả hợp lý. Thực hiện giải pháp này còn có tác động thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp trong nước phát triển.

Hướng dẫn vay kích cầu nông nghiệp

Hôm qua, 6-5, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã ký ban hành Thông tư số 09 quy định chi tiết thi hành Quyết định số 497 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất vay vốn mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.

Theo đó, các khoản vay ngắn hạn, trung hạn để mua máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn đã được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định số 131/QĐ-TTg và Quyết định số 443/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thì không được hỗ trợ lãi suất theo chương trình này.

Thời hạn hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1-5 đến ngày 31-12-2009: Đối với nhóm sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp, mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa (riêng đối với máy vi tính, mức tiền vay tối đa không quá 5 triệu đồng/chiếc) và được hỗ trợ 100% lãi suất vay.

Đối với vật tư sản xuất nông nghiệp, các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ lãi suất 4% với mức vay tối đa 100% giá trị hàng hóa nhưng không quá 7 triệu đồng/ha. Tượng tự, các khoản vay để mua vật liệu làm nhà ở nông thôn cũng được hỗ trợ lãi suất 4%/năm, mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa, nhưng không quá 50 triệu đồng.

H.Yên 

(Theo N.Chánh – C.Phong // ssgp online)

  • Cân nhắc kỹ trước khi đưa ra một quyết định quan trọng
  • Kinh tế Việt Nam: Khởi sắc nhưng cần thận trọng
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,44%
  • Tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm có chuyển biến tích cực
  • Dự thảo Nghị định về trợ giúp phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Du lịch Việt Nam: Khi nào “cất cánh” ?
  • Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 ở mức 4,7%
  • Năm nay Việt Nam có thể phải chịu 6 cơn bão
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi