Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2010 chi phí kinh doanh sẽ tăng

 Dự báo, năm nay chi phí nhân công sẽ tăng - tinkinhte.com
Dự báo, năm nay chi phí nhân công sẽ tăng

Mặc dù mức độ có khác nhau, song nhìn chung bức tranh kinh tế năm 2010 theo dự cảm của các nhà kinh tế đều có gam màu sáng. Tuy nhiên, điều đã được dự báo trước là chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể, đòi hỏi các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị những đối sách doanh nghiệp chủ động chuẩn bị những đối sách linh hoạt.

Theo GSTS Đặng Văn Thanh, chuyên gia cao cấp của Quốc hội, chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không chỉ biến động đáng kể về tổng số mà cả chi phí trên từng sản phẩm. Có 3 yếu tố căn bản dẫn đến điều này: chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí vật tư, dịch vụ và chi phí lao động (tiền công).

Bên cạnh xu thế tăng giá gần như chắc chắn của nhiều loại hàng hóa, vật tư trên thị trường thế giới năm 2010 và một số năm tiếp theo sau khủng hoảng; do hoạt động kinh tế tăng, do nhu cầu xăng dầu tăng mạnh ở các nước đang phát triển và một số nguyên nhân kinh tế - chính trị khác, giá xăng dầu cũng sẽ tăng đáng kể.

Ở trong nước, GSTS Đặng Văn Thanh phân tích, nhiều chính sách mới của Nhà nước có hiệu lực từ năm 2010 cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp (xem box kèm theo). Bên cạnh đó, sau khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại, chuyển hướng kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, làm phát sinh nhiều chi phí cho thử nghiệm, quảng bá. Những tác động do độ trễ của chính sách đã triển khai trong năm 2009 có thể trở thành nguyên nhân tăng giá hoặc tác động đến chi tiêu năm 2010. Và cuối cùng, do yêu cầu của kinh tế thị trường, một số sản phẩm, một số ngành bị kiềm chế giá lâu nay buộc phải “bung ra”, trong đó đáng kể nhất là than, điện, nước sinh hoạt, giá vận tải, dịch vụ.

Mặc dù vậy, không phải không có những yếu tố tích cực có thể giúp giảm chi phí kinh doanh. Theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan với WTO và một số hiệp định kinh tế song phương và khu vực, thuế nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và thuế xuất khẩu vào các nước sẽ giảm xuống mức thấp, thậm chí bằng 0%. Đặc biệt, việc Chính phủ đã công khai bộ thủ tục hành chính và cam kết cắt giảm tới 30% số lượng thủ tục được hy vọng sẽ “giải thoát” cho doanh nghiệp nhiều chi phí như chi phí khai, nộp thuế, kê khai, kiểm hóa hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, chi phí thành lập, chuyển đổi, bổ sung ngành nghề, nhiệm vụ kinh doanh... Nếu các bộ ngành nhất loạt thực hiện đúng cam kết này thì có tới 1.600 - 1.700 thủ tục sẽ được cắt giảm (dù theo TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, đây là một công việc không đơn giản chút nào, bằng chứng là hơn 200 thủ tục thuộc diện “rà soát nhanh” cũng vẫn… chưa nhanh).

Chính vì thế, trong năm 2010, “chúng ta cần những nhà đầu tư, những doanh nghiệp dũng cảm, có tầm nhìn dài hạn với các sản phẩm tốt hơn, các chiến lược kinh doanh dài hơi hơn. Nếu thiếu các nhà đầu tư này, cơ hội lớn nổi lên trong thách thức, trong phục hồi kinh tế 2010 và những năm tới sẽ có thể lại bị bỏ lỡ”. Đó chính là thông điệp rõ ràng nhất mà các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu gửi tới cộng đồng doanh nghiệp.
 
Các chính sách có hiệu lực từ năm 2010 dự kiến làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

* Các địa phương điều chỉnh khung giá đất (có nơi tăng đến 20 - 30%); chính sách mới về đền bù, giải phóng mặt bằng… sẽ ảnh hưởng tới giá bất động sản, chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí thuê văn phòng.

* Nhà nước chấm dứt việc hỗ trợ lãi suất vay ngắn hạn cũng như các chính sách ưu đãi về phí và thuế giá trị gia tăng với nhiều nhóm mặt hàng… Các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân cũng không còn được miễn giảm.

* Thuế đầu tư chứng khoán được áp dụng đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán, chuyển nhượng cổ phiếu.

* Áp dụng 4 mức lương tối thiểu vùng cho các doanh nghiệp kết hợp với lộ trình cải cách tiền lương ở khu vực hành chính công.

* Luật Bảo hiểm y tế và chính sách bảo hiểm y tế mới với tỷ lệ trích nộp BHYT tăng lên đến 4,5% tiền lương.

(Theo Bình An // Báo Doanh nhân)

  • Lợi cả đôi đường
  • Doanh nghiệp - Doanh nhân - Nền kinh tế: Một số điểm yếu
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2010 tăng 1,36%
  • Chuyên gia kinh tế "mách nước" cho doanh nghiệp
  • Năm 2010: Để tăng trưởng chất lượng và bền vững
  • Quản lý an toàn thực phẩm: Cần riêng một ủy ban?
  • Vấn đề & sự kiện: Tuần của tập đoàn
  • Chiếm lĩnh thị trường nội địa: Tư duy mới, chính sách cũng phải mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi