Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam - Tình hình kinh tế diễn biến khả quan

Các chuyên gia Ngân hàng Standard Chartered vừa đưa ra một báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam với tựa đề “Việt Nam - Tình hình kinh tế diễn biến khả quan”. Theo đó, vào nửa cuối năm 2010, tình hình kinh tế vẫn diễn biến tốt - lạm phát được kiểm soát và thâm hụt thương mại duy trì ở mức ổn định.

Lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức tương đối 8,2% so với cùng kỳ năm trước hoặc ở mức 0,2% so với cùng kỳ tháng trước. Trong tháng 8, thâm hụt thương mại cũng duy trì ổn định. Để có thể duy trì được sự ổn định của cả lạm phát và thâm hụt thương mại, trong thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) và Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp. Trong đó với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất tham chiếu USD-VND lên mức 2% vào ngày 18/8. Biện pháp này đồng thời cũng có tác dụng ngăn chặn trước rủi ro của gia tăng thâm hụt thương mại. Chính sách mới này có một số tác dụng như việc lạm phát trong thời gian tới đây vẫn nằm trong tầm kiểm soát, đặc biệt khi giá năng lượng và thực phẩm trên toàn cầu không tăng quá mạnh.

Bên cạnh đó thời gian qua, lạm phát hàng tháng đã được kiểm soát, dao động từ 0,1% đến 0,3%. Đây là điều rất đáng được ghi nhận, và có thể cho rằng, doanh thu bán lẻ có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng tới hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Theo phân tích, lạm phát ở nguyên vật liệu xây dựng (chiếm 10% tỷ trọng CPI) và chi phí giao thông vận tải (chiếm 8,9% tỷ trọng CPI) đều đang giảm dần, tạo nên sự ổn định của lạm phát. Lạm phát do thực phẩm, thành phần lớn nhất của rổ chỉ số giá và chiếm tới 40% tỷ trọng CPI, đã nhích lên trong 3 tháng vừa qua, nhưng vẫn không đủ để có thể vượt chiều hướng giảm lạm phát của các thành phần khác. Sự ổn định của giá thực phẩm và năng lượng toàn cầu đã giúp ích cho việc kiểm soát giá cả trong nước.

Trong khi đó, việc giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), nguồn vốn Hỗ trợ phát triển (ODA) và dòng kiều hối cũng đang hồi phục vững chắc. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tám tháng đầu năm, giải ngân vốn FDI đã đạt 7,25 tỷ USD và nguồn vốn ODA đạt 1,81 tỷ USD. Còn trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2010, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam đạt mức 3,9 tỷ USD.

(Theo // Hanoimoi Online)

  • Hỗ trợ miền Trung tăng khả năng phòng tránh thiên tai
  • Dự báo thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô
  • Kiểm soát chất thải điện tử - khó trăm đường
  • Đầu tư bãi đậu xe ngầm - Nhiều tín hiệu khả quan
  • Công nghiệp hóa với giá nào?
  • Hơn 140 tỷ đồng chống biến đổi khí hậu tới 2015
  • Ai kiểm soát doanh nghiệp nhà nước?
  • Giá điện theo cơ chế thị trường: Chưa đủ minh bạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi