Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà đầu tư khuyên Việt Nam nâng cao năng lực quản trị

Ông Philip Armstrong (trái) đang trả lời câu hỏi về quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam tại diễn đàn tại TPHCM ngày 8-10 - Ảnh: Mộng Bình

Việt Nam cần nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp để tạo thêm niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài và nâng vị thế cạnh tranh trong việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (FDI).

Đó là ý kiến của các diễn giả tại Diễn đàn Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam diễn ra tại TPHCM, ngày 8-10.

Ông Steve Farrer, tư vấn cao cấp của công ty cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp World-Check, cho rằng các công ty Mỹ và châu Âu đang cẩn trọng hơn với quyết định đầu tư ra nước ngoài và rất quan tâm đến năng lực quản trị doanh nghiệp tại một thị trường trước khi quyết định đầu tư.

Ông Farrer nói với TBKTSG Online rằng muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn mà họ đặt ra. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư FDI trên thế giới đã giảm mạnh và do vậy các quốc gia đang phát triển phải cạnh tranh để thu hút nguồn vốn này.

Trong phần phát biểu của mình, Trưởng Diễn đàn quản trị doanh nghiệp toàn cầu của Công ty tài chính quốc tế (IFC), ông Philip Armstrong nói khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến nguồn vốn FDI giảm mạnh tại nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam và các nhà đầu tư buộc phải tạm ngưng hay hủy bỏ các dự án đầu tư đã đăng ký.

Ông nói trong năm 2008 Việt Nam thu hút được 64 tỉ đô la Mỹ vốn FDI cam kết nhưng vốn thực hiện chỉ đạt 11,5 tỉ đô la Mỹ.

Trong 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam chỉ thu hút được 12,54 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư FDI từ các dự án mới được cấp phép và các dự án tăng vốn, giảm 78,6% so với cùng kỳ của năm 2008, theo Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ông Farrer cho rằng vì vốn FDI thế giới giảm nên Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh hơn với Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển khác trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Ông Armstrong nói với TBKTSG Online rằng Việt Nam cần phải tạo cho các nhà đầu tư cảm giác rằng đây là điểm đến lý tưởng và nơi mà vốn đầu tư của họ sẽ sinh lời bằng việc nâng cao quản trị doanh nghiệp.

Ủy viên thương mại và đầu tư của Úc, ông Tony Burchill nói với TBKTSG Online rằng quản trị tốt đồng nghĩa với sự minh bạch. Ông cho rằng bất cứ nhà đầu tư nước ngoài nào đến Việt Nam cũng mong muốn có sự minh bạch để có có thể tiết kiệm chi phí, để sản xuất ra các mặt hàng có giá cạnh tranh và hoạt động lâu dài.

The ông Burchill, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và mọi thứ đang diễn biến tích cực, nhưng nếu Việt Nam muốn thu hút được nhiều công ty lớn và nổi tiếng thì cần phải nâng cao hơn nữa năng lực quản trị doanh nghiệp.

 

 

(Theo Mộng Bình // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • DN CNTT Việt Nam: Nhiều nhưng chưa mạnh
  • GDP năm 2009 có thể tăng từ 5 - 5,2%
  • Việt Nam kêu gọi đối phó với khủng hoảng
  • 2010 Việt Nam còn 10 - 11% hộ nghèo: "Hoàn toàn khả thi"
  • Một mình không thể "diễn ba vai tuồng"
  • Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010
  • Thực hiện gói kích thích kinh tế tiếp theo - Cần nhưng phải khác trước
  • Giải quyết mối quan hệ giữa độc lập và hội nhập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi