Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà thầu nội khó trúng thầu vì cơ chế

Tại hội thảo sơ kết một năm thực hiện tăng cường sử dụng máy móc nguyên liệu nội địa trong đấu thầu diễn ra tại Bộ Công thương sáng 28.9, ông Trần Anh Thái - Phó giám đốc Công ty TNHH hệ thống kỹ thuật ứng dụng (KTS) bức xúc, nhà thầu trong nước khó chen chân vào các dự án (DA) vì hồ sơ mời thầu đặt ra yêu cầu kinh nghiệm quá cao, đặc biệt là tài chính, thậm chí có trường hợp cao hơn nhiều lần so với yêu cầu DA. Việc lựa chọn đơn vị trúng thầu nhiều khi vẫn chỉ dựa vào điều kiện giá rẻ.

Theo ông Thái, lỗi của chủ đầu tư (CĐT) là phân chia các gói thầu không hợp lý, không có chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa và dịch vụ phù hợp, khiến nhà thầu trong nước không có cơ hội tham gia. Vì ngại bóc tách, CĐT (các tập đoàn, tổng công ty nhà nước) có xu hướng gộp gói thầu quá lớn so với khả năng sản xuất và cung cấp của nhà thầu trong nước.

Chia sẻ quan điểm trên, đại diện Viện Nghiên cứu tự động hóa, Bộ Công thương đúc kết: “CĐT của ta nghèo nhưng sang, vì ngại bóc tách các gói thầu nhỏ nên đấu thầu EPC (gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp - NV), đến cả cái hàng rào kim loại”.

Trong nước có thể làm được

Thừa nhận doanh nghiệp (DN) cơ khí trong nước còn yếu, tuy nhiên, theo ông  Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí VN, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho việc này để chọn nhà thầu EPC ngoại. “Có cơ chế thích hợp, Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) đã tự chế tạo được giàn khoan, những người thiết kế, thi công đều là người VN. Nếu mạnh dạn giao cho nhà thầu trong nước, chúng ta hoàn toàn làm được”.

Theo ông Vũ Việt Kha, Tổng giám đốc Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp, DN này đủ sức và đã làm tổng thầu cho một số thiết bị xi măng công suất 500.000 tấn/năm, cải hoán lò đứng sang lò quay, đặc biệt sản xuất thành công cơ khí thủy công cho DA thủy điện. “Tập đoàn Điện lực (EVN) thường phải nhập thiết bị này của Nhật, Nga, nhưng chúng tôi sản xuất được cho thủy điện A Vương, Buôn Kop”.

Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2010 tỷ lệ sử dụng thiết bị máy móc trong nước của EVN là 51,8%, năm 2011 tỷ lệ dự kiến là 45,7%. Đáng chú ý hơn, tỷ lệ đó ở thủy điện Srepok 3 là 5,1%, các DA thủy điện còn lại có tỷ lệ cao hơn một chút.

Đại diện EVN cho rằng, vốn ảnh hưởng rất nhiều đến việc giao thầu cho DN trong nước. “Kiểm điểm lại thì tất cả do nguồn vốn, khi vay vốn nước ngoài có nhiều ràng buộc”.

Mai Hà

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(Thanh Niên)

  • Việt Nam: Vì sao mọi mặt trận kinh tế đều bất ổn?
  • Hiện tượng chuyển giá: DN nội nối gót DN FDI
  • Lạm phát do đâu?
  • GDP 9 tháng tăng 5,76%
  • CPI tháng 9 và “hiệu ứng” ngày khai trường
  • Năng lực cạnh tranh của Việt Nam: Tụt hạng vì những vấn đề cũ
  • GS. Hoàng Tụy: Điều kiện để tăng trưởng bền vững
  • CPI tháng 9 tại Hà Nội đột ngột tăng rất thấp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi