Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hiện tượng chuyển giá: DN nội nối gót DN FDI

Năm 2010, Cục thuế Đồng Nai sau khi thanh tra chống chuyển giá đã yêu cầu Cty Changshin Vietnam giảm lỗ trên 120 tỷ đồng, Cty liên doanh Suzuki Vietnam giảm lỗ trên 70 tỷ đồng.
Lâu nay chúng ta thường hiểu chuyển giá là... thủ thuật của các DN FDI. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thuế, hiện cách thức này đã được nhiều DN sử dụng.

Còn nhớ, đầu năm 2011, Bộ Tài chính thông báo kiểm tra 82 DN FDI đã báo cáo lỗ nhiều năm. Sau khi danh sách được công bố, lập tức nhiều DN thông báo đã... có lãi!

FDI - chuyển giá từ lâu

Tháng 9/2010, Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an đã khởi tố vụ án trốn thuế tại khách sạn Equatorial (TP HCM) - một liên doanh giữa Cty dịch vụ tổng hợp Hoàng Việt và Cty Planergo (Hong Kong). Theo đó, trước khi chuyển sang cơ quan công an để điều tra vụ án, hồ sơ của Cục Thuế TP HCM cho thấy DN này đã áp dụng các phương thức đăng ký chuyển lỗ và xác định số liệu kế toán không nhất quán. Đặc biệt là khách sạn đã không kê khai nộp thuế nhà thầu hơn 6,3 tỉ VND và kê khai thiếu tiền thuế phải nộp hơn 8,5 tỉ VND.

Gần đây là kết quả thanh tra của Bộ Tài chính đối với 90 DN FDI tại 10 địa phương trên cả nước. Ước tới gần 90% số DN FDI này "bị" lỗ liên tiếp 3 năm 2007-2009, trong đó, có không ít tên tuổi đại gia trong các ngành bán lẻ, phân phối, may mặc, sản xuất xe máy, mỹ phẩm, đồ gia dụng... Năm 2007, chỉ có 8 DN lãi trên tổng số 72 DN FDI báo cáo. Tới năm 2008, số DN lãi chỉ còn 2 đơn vị trên tổng số 79 DN thanh tra, đều thuộc TP HCM. Năm 2009, số các DN lãi chỉ vẻn vẹn là 4 trên tổng số 70 DN và nằm tại Hà Nội và TP HCM. Hai thành phố này có số DN thanh tra nhiều nhất cũng phát hiện, trên 90% là lỗ, như 18/19 DN ở Hà Nội và 18/21 DN TP HCM. Số lỗ lên tới hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.

Trước đó, báo cáo DN 2010 của VCCI cũng thống kê cho thấy, khu vực FDI có tỉ lệ DN thua lỗ thường lớn nhất so với khu vực DN tư nhân và nhà nước, chiếm 30% ở tất cả các ngành và trong suốt các năm từ 2005-2009. Trong đó, ba ngành có tỉ lệ FDI thua lỗ chiếm trên 50% là sản xuất trang phục, viễn thông và xây dựng.

Hơn thế, từ gần 10 năm trước, cơ quan thuế của TP HCM đã công bố lo ngại về việc gần 50% số DN FDI của thành phố công bố thua lỗ. Còn theo thống kê của Tổng cục Thuế, thì suốt từ năm 1998, số DN báo lỗ luôn chiếm đến 40 - 50% tổng số DN FDI của cả nước.

DN nội - nối gót

Gần đây, hiện tượng chuyển giá đã “lây” sang các DN trong nước. DN tối thiểu hóa nghĩa vụ nộp thuế bằng cách lập một nhóm nhiều DN, trong đó có DN đặt ở TPHCM, có DN đặt ở các tỉnh, thành khác được ưu đãi thuế. Những DN trong nhóm chuyển lãi qua DN đang được hưởng ưu đãi thuế, những DN còn lại thì không phải đóng thuế do... không có lãi.

Không chỉ chuyển giá lỗ mà nhiều DN còn chuyển giá lãi. Cũng với hình thức lập một nhóm DN, trong đó có một DN chuẩn bị đưa lên sàn giao dịch: năm đầu, nhóm sẽ “hi sinh” một DN bằng cách mua cổ phiếu của DN sắp lên sàn rồi bán ra với giá rẻ hơn giá mua vào và luân phiên 3 - 4 năm sau những DN khác trong nhóm cũng sẽ mua đắt, bán rẻ như vậy.

Cuối cùng, báo cáo tài chính của DN chuẩn bị lên sàn có đường biểu diễn lợi nhuận tăng liên tục; nhà đầu tư nhỏ lẻ thấy lợi nhuận DN đó tăng đều thì đổ vào mua, đẩy giá cổ phiếu tăng cao so với giá gốc. Sau một thời gian giao dịch bằng giá trị ảo, cổ phiếu của DN trở về giá trị thật thì DN đã gom được một khoản tiền không nhỏ từ các nhà đầu tư.

Dẫn chứng cho kết luận này có thể lấy từ vô vàn các vụ buôn bán hóa đơn GTGT của các DN đã bị phát hiện và chưa bị phát hiện, hay đơn giản có thể tìm kiếm trong báo cáo thuế các kỳ của mỗi DN. Những con số thua lỗ vài chục tỷ VND, vài trăm tỷ hay thậm chí vài nghìn tỷ VND tại các DN này chỉ cho thấy bức tranh cơ chế quản lý tài chính của DN hiện đang tơi tả như thế nào. Và do thế, vấn đề đặt ra là không chỉ cần xem xét việc chuyển giá của các DN FDI, mà thực tế đã đến lúc cần đánh giá lại các chuẩn mực kế toán VN hiện tại.

(Theo Tienphong Online)

  • Lạm phát do đâu?
  • GDP 9 tháng tăng 5,76%
  • CPI tháng 9 và “hiệu ứng” ngày khai trường
  • Năng lực cạnh tranh của Việt Nam: Tụt hạng vì những vấn đề cũ
  • GS. Hoàng Tụy: Điều kiện để tăng trưởng bền vững
  • CPI tháng 9 tại Hà Nội đột ngột tăng rất thấp
  • Có thể “đòi lại” thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột?
  • Kinh tế Hà Nội cuối năm: Tiềm ẩn nhiều thách thức
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi