Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năng lực cạnh tranh của Việt Nam: Tụt hạng vì những vấn đề cũ

Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011 – 2012 do diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố, Việt Nam rớt sáu bậc so với năm ngoái, xếp hạng 65/142 quốc gia được khảo sát. Nhìn vào các chỉ số cạnh tranh quốc gia (GCI) của Việt Nam, các nhà phân tích quốc tế đánh giá nguyên nhân tụt hạng chủ yếu đến từ các vấn đề cũ.

Sự trỗi dậy của kinh tế châu Á là nhờ động lực đáng kể của cạnh tranh. Trong năm năm qua, các nước trong khu vực, gồm Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam và Sri Lanka có những bước tiến đáng kể về GCI.

Tuy nhiên, châu Á cũng là khu vực có sự chênh lệch quá cách biệt về khả năng cạnh tranh: từ hạng 2 (Singapore) đến 131 (Đông Timor). Và trong lúc hai trong số các nền kinh tế lớn nhất khu vực – Bangladesh (108) và Pakistan (118), tiếp tục xếp hạng rất thấp, một số nền kinh tế châu Á mới nổi đường hoàng lọt vào nhóm 30 nước có năng lực cạnh tranh cao nhất.

Nhìn vào các chỉ số GCI, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam có bước cải thiện đáng kể, tăng 20 bậc so với một năm trước. Tuy nhiên, điểm sáng này không tạo được sự thay đổi lớn khi mười trong tổng số 12 các chỉ số chính của GCI bị mất điểm. Thâm hụt ngân sách năm 2010 còn quá lớn, ở mức 6% GDP, và lạm phát đã trở lại mức hai con số sau khi hạ một thời gian ngắn trong năm ngoái. Thách thức đáng kể là cải thiện hiệu quả của thị trường lao động (vị trí 46), khả năng đổi mới của nó (66) cho giai đoạn phát triển.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế, dù đã được cải thiện trong những năm gần đây. Đặc biệt là chất lượng đường giao thông (123) và cảng biển (111).

Mặc dù giáo dục dường như đạt yêu cầu về chất lượng đào tạo cho người dân, tỷ lệ nhập học các cấp vẫn còn thấp (64, 103, và 110 tương ứng cho các cấp tiểu học, trung học và đại học). Để nâng cao khả năng cạnh tranh, Việt Nam cần một thể chế tiến bộ cho cải cách giáo dục.

Về điều kiện kinh doanh, theo khảo sát của ngân hàng Thế giới, để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam, cần chín thủ tục, mất 44 ngày và chi phí chiếm khoảng 12,1% so với thu nhập trên đầu người. Vì vậy mà quy chế thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam được coi là nặng nề (vị trí 113). Như vậy, thủ tục hành chính tiếp tục là rào cản lớn với nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, còn những quan ngại về mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ (127), và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ (98).

Tham nhũng vẫn là mối bận tâm lớn

WEF công bố, dân số Việt Nam đến cuối năm 2010 là 89 triệu người, GDP đạt 103,6 tỉ USD, tương đương 0,37% GDP toàn cầu. Tính trung bình thu nhập bình quân đầu người ở mức 1.174 USD/năm. Tuy vậy, mức thu nhập này thấp hơn 2.000 USD so với mức trung bình của các nước đang phát triển tại khu vực.

WEF nhận định chính sách tài khoá của Việt Nam bị cản trở bởi các thâm hụt có tính cơ cấu của khu vực nhà nước. Áp lực liên tục lên tỷ giá, tỷ lệ lạm phát cao cho thấy chính sách tiền tệ có nhiều việc phải giải quyết.

Các nhà phân tích khuyến nghị Việt Nam cần nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả đầu tư, năng suất nền kinh tế, giải quyết các nút thắt hạ tầng, kỹ năng lao động, cải cách thủ tục hành chính.

Mức độ tham nhũng là một trong bốn yếu tố cơ bản hàng đầu (cùng với lạm phát, cơ sở hạ tầng, lao động có trình độ) ảnh hưởng tới GCI của một quốc gia.

Để có cơ chế minh bạch hơn, Việt Nam cần thành lập hội đồng cạnh tranh để điều phối, tập hợp được các dự án đang rải rác ở nhiều bộ ngành, cũng như đánh giá hiệu quả thực hiện các dự án.

Báo cáo cạnh tranh toàn cầu là một bản tin hàng năm được WEF phát hành hàng năm từ năm 1979.

GCI nhằm đo lường khuynh hướng của thể chế, chính sách, những nhân tố tạo thành tình trạng hiện thời và những mức giới hạn về thịnh vượng kinh tế.

Xếp hạng năng lực cạnh tranh dựa trên số liệu kinh tế được chính các nước tham gia khảo sát công bố. Kết quả lấy từ khảo sát ý kiến các doanh nhân và chuyên gia kinh tế.

Năm nay, Thuỵ Sĩ tiếp tục dẫn đầu, Singapore xếp hạng nhì.

                                                                                                                           Bá Nha (Weforum.org)// Theo Sài Gòn Tiếp Thị

  • GS. Hoàng Tụy: Điều kiện để tăng trưởng bền vững
  • CPI tháng 9 tại Hà Nội đột ngột tăng rất thấp
  • Có thể “đòi lại” thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột?
  • Kinh tế Hà Nội cuối năm: Tiềm ẩn nhiều thách thức
  • Tăng trưởng trong âu lo
  • Thương hiệu nông sản Việt Nam đang bị tấn công?
  • Vì sao Việt Nam mất hai thương hiệu cà phê nổi tiếng?
  • Quy hoạch điện VII: Nguy cơ thiếu điện vẫn hiện hữu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi