Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tháng 9 và “hiệu ứng” ngày khai trường

picture
Bước vào mùa khai giảng năm học mới 2011-2012, học phí tại một số cấp học cũng được điều chỉnh tăng.
Giáo dục rất có thể sẽ là nhân tố tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2011

Cách đây đúng một năm, chỉ số giá tiêu dùng chọn tháng 9 làm điểm đột phá khi bất ngờ tăng tốc trên 1%, phá vỡ xu hướng tăng rất thấp trước đó. Ở thời điểm ấy, lãnh đạo Cục Giá (Tổng cục Thống kê) giải thích rằng, CPI tăng cao có phần tác động rất lớn từ nhóm giáo dục. Chi tiêu cho mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập tăng cao cùng với việc điều chỉnh rất mạnh học phí ở nhiều cấp học, nhiều địa phương khiến cho nhóm này đóng góp quá nửa vào mức tăng chung, tới 0,7%.

Một lý giải rất đáng chú ý của vị lãnh đạo nọ là, CPI nhóm giáo dục tăng do quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nên sẽ chỉ tăng mạnh một lần rồi nhanh chóng về lại mức thăng bằng. Ấy nhưng, ông lưu ý nhóm này sẽ lại nhen lên khả năng tăng đột biến chỉ số giá ở “cuộc hẹn” năm sau. Kịch bàn này dường như đang hiện thực.

Mấy hôm trước, Hà Nội và Tp.HCM đều lần lượt công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2011 với biên độ tăng rất khác biệt. Với Hà Nội, CPI đột ngột “hãm phanh” ơ mức tăng rất thấp, chỉ 0,2% so với tháng trước đó. Ngược lại, CPI tại Tp.HCM bất thần đội lên khá mạnh mẽ, khi tăng tới 0,88%.

Với diễn biến khác thường này, CPI cả nước tháng 9 sẽ có xu hướng thế nào đây? Nên lạc quan hay lo ngại? Nguồn cơn sự khác biệt có thể thấy ở nhóm giáo dục. Trong khi, chỉ số giá nhóm giáo dục tại Hà Nội trong tháng 9 chỉ tăng dưới 1%, thì tại Tp.HCM mức tăng lên tới trên 4,5%.

Tất nhiên, so về quyền số và mức độ tác động đến chỉ số giá tháng 9, Tp.HCM còn thêm một sức ép lớn từ nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhưng sự điều chỉnh mạnh của nhóm giáo dục trong tháng này là một cảnh báo.

Cách đây ít ngày, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) phát đi một báo cáo có chi tiết rất đáng chú ý. “Bước vào mùa khai giảng năm học mới 2011-2012, nhu cầu mua sắm trang phục, đồ dùng học tập tăng cùng với việc giá sách giáo khoa được điều chỉnh tăng (khoảng 17%), học phí tại một số cấp học cũng được điều chỉnh tăng tại một số tỉnh... tác động làm chỉ số giá nhóm giáo dục tăng cao hơn nhiều so với các tháng đầu năm (trừ tháng 1/2011)”, cơ quan này cho hay.

Với lạm phát năm nay còn cao hơn năm ngoái, mức độ điều chỉnh giá các sản phẩm, phí dịch vụ giáo dục có thể sẽ được cân nhắc khác với cách đây một năm. Khả năng là kịch bản CPI chung cả nước sẽ tiếp tục có đóng góp khá lớn từ nhóm này, thậm chí có thể đến một nửa mức tăng.

Vấn đề là sẽ có bao nhiêu địa phương tăng học phí trong tháng này? Có dàn ra các tháng tới, hay để đến đầu năm sau như đã làm năm ngoái hay không?

Một hy vọng là mức tăng chỉ số giá tháng 9 nếu không được như kỳ vọng thì cũng vớt vát rằng, đây chỉ là diễn biến bất thường không lặp lại.

Nhưng với điện, nước, than thường tăng vào tháng 3 hàng năm, nay lại học phí, rồi tới đây là dịch vụ y tế, hay xăng dầu, điện đang đòi cơ chế giá thị trường, những đột biến như kiểu “hiệu ứng” ngày khai trường có lẽ cũng chẳng còn là đột biến nữa, nếu nhìn vào xu hướng chỉ số giá theo năm.

CPI so với cùng kỳ đã liên tục “bò” lên và đạt đỉnh vào tháng trước, ở mức 23,02%. Chỉ số giá tháng này sẽ đối mặt ngưỡng thách thức 1,31% của tháng 9 năm ngoái. Nếu khả năng có thể đạt mức tăng thấp hơn, CPI theo năm sẽ thấp xuống trong tháng này, nhưng sẽ rất khó để xuống qua mức tăng 22%.

 

  • Năng lực cạnh tranh của Việt Nam: Tụt hạng vì những vấn đề cũ
  • GS. Hoàng Tụy: Điều kiện để tăng trưởng bền vững
  • CPI tháng 9 tại Hà Nội đột ngột tăng rất thấp
  • Có thể “đòi lại” thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột?
  • Kinh tế Hà Nội cuối năm: Tiềm ẩn nhiều thách thức
  • Tăng trưởng trong âu lo
  • Thương hiệu nông sản Việt Nam đang bị tấn công?
  • Vì sao Việt Nam mất hai thương hiệu cà phê nổi tiếng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi