Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tháng 9 tại Hà Nội đột ngột tăng rất thấp

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong tháng này đột ngột giảm 0,02% từ mức tăng gần 1,9% trong tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Thủ đô đột ngột điều chỉnh giảm tốc rất mạnh, so với tháng trước CPI tháng 9/2011 chỉ còn tăng 0,2%, theo số liệu của cơ quan thống kê.

Với diễn biến này, tại Hà Nội, tháng 9 đã trở thành tháng đầu tiên trong năm nay có chỉ số giá tăng ở mức dưới 1%. Đây cũng là tháng có CPI tăng thấp nhất trong khoảng 1 năm trở lại đây.

Điều bất thường nằm ở chỗ, dịp tháng 9 với những lễ hội lớn như Tết Độc lập, Trung Thu, khai giảng năm học mới, thường tạo áp lực lên chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên năm nay tình hình có vẻ khác.

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong tháng này đột ngột giảm 0,02% từ mức tăng gần 1,9% trong tháng trước.

Điều chỉnh đáng chú ý trong diễn biến này là giá thực phẩm bất ngờ giảm 0,34%, trong khi tháng trước vẫn còn tăng trên 2,5%; CPI lương thực cũng tiếp tục giảm 0,26%; kéo theo là ăn uống ngoài gia đình tăng ở mức thấp hơn.

Thay đổi không giống với quy luật thông thường ở nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là nhân tố chính kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tại Hà Nội giảm tốc mạnh, dù với người dân Hà Nội tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống thấp hơn nhiều địa phương khác.

Tuy nhiên, với nhiều nhóm khác, ảnh hưởng của tiêu dùng tăng trong tháng vẫn được ghi nhận rõ.

Với kỳ nghỉ Tết Độc lập không kéo dài như mọi năm, chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch vẫn đủ sức tăng cao hơn so với tháng trước, tương ứng tăng 0,93%.

Kỳ khai giảng năm học mới vừa qua cũng đẩy chi tiêu cho các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến học tập tăng cao, CPI nhóm giáo dục đã tăng 0,98% so với tháng trước. Cũng liên quan đến sự kiện này, chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,91%.

Việc giảm giá bán lẻ xăng dầu cũng tác động lên hai nhóm là giao thông và nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng, với mức giảm lần lượt là 0,56% và 0,01%.

Nhưng ở 5 nhóm còn lại, có tới 4 nhóm mức tăng cao hơn tháng trước với khác biệt lớn nhất đến trên 0,6 điểm phần trăm.

(Theo Vneconomy)

  • Có thể “đòi lại” thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột?
  • Kinh tế Hà Nội cuối năm: Tiềm ẩn nhiều thách thức
  • Tăng trưởng trong âu lo
  • Thương hiệu nông sản Việt Nam đang bị tấn công?
  • Vì sao Việt Nam mất hai thương hiệu cà phê nổi tiếng?
  • Quy hoạch điện VII: Nguy cơ thiếu điện vẫn hiện hữu
  • Vốn FDI: giải ngân tăng, thu hút giảm
  • TS. Trần Đình Thiên: Áp lực tái cấu trúc nền kinh tế đang rất lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi