Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nông nghiệp đô thị: Cần một quy hoạch bền vững

Hà Nội có khoảng 130.000ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có gần 10.000ha đất bãi màu mỡ ven các con sông lớn chuyên trồng hoa màu, cây ăn quả và 100.000ha sản xuất lúa. Trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, diện tích nông nghiệp dần thu hẹp là tất yếu. Vì vậy, mục tiêu của nông nghiệp Hà Nội là chuyển từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp đô thị (NNĐT) để đạt 2 mục đích là an sinh xã hội và tạo vành đai xanh, bảo vệ môi trường Thủ đô.
 
Chăm sóc rau tại xã Tiên Dương (Đông Anh). Ảnh: Bảo Lâm

Sản xuất nông nghiệp của Hà Nội vẫn còn manh mún, hiệu quả chưa cao. Công nghệ đóng gói, bảo quản sau thu hoạch hầu như chưa có, vẫn bị động, hiệu quả kinh tế thấp, luôn trong tình trạng được mùa rớt giá, được giá lại mất mùa. Một trong nhiều nguyên nhân là Hà Nội chưa hình thành được các vùng chuyên canh. Ai cũng thấy rõ điều đó nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục. Tuy Hà Nội có hàng chục nghìn hécta đất bãi màu mỡ ven các con sông nhưng vẫn không hình thành được các vùng chuyên canh. Trên một cánh đồng luôn có quá nhiều loại cây trồng khác nhau từ ngô, khoai sắn, đỗ, đậu, lạc... rất manh mún. Các vùng trồng cây ăn quả hình thành tự phát theo địa hình đất đai và tập quán canh tác. Rõ ràng, nông nghiệp Hà Nội còn tản mạn về quy hoạch, không định hướng sản phẩm chủ lực, thiếu giống chất lượng cao. Nông dân rất thiếu thông tin quy hoạch và thị trường nên khó thay đổi phương thức sản xuất. Để hình thành vùng chuyên canh sản xuất cây ăn quả, rau, hoa với quy mô lớn, đã có nhiều văn bản, từ kế hoạch phát triển đến quy hoạch chiến lược, nhưng thực tế chậm triển khai. Mặt khác, việc phát triển nông nghiệp gắn với tạo vành đai xanh, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức.

Theo TS Trần Xuân Việt, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, nếu được đầu tư, quy hoạch bài bản với sự tham vấn của các chuyên gia đầu ngành, được hoạch định cụ thể thì ngoại thành Hà Nội không những là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sống, an toàn, giá thành hợp lý cho nội đô mà còn có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo các vành đai xanh cải thiện môi trường. Do đó, việc đầu tư cho nông nghiệp hiện nay mang nhiều ý nghĩa không chỉ ở an sinh xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nông dân, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị mà còn là lời giải cho những căn bệnh cố hữu của nội đô hiện nay: tắc đường, ngập úng, ô nhiễm....

Để đạt được mục đích trên thì vành đai xanh, nói đúng hơn là các vùng nông nghiệp phải được quy hoạch chi tiết, có chương trình đầu tư xây dựng hạ tầng. Trong chiến lược phát triển đô thị bền vững cần có định hướng riêng cho phát triển vùng nông nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển dân số của Hà Nội trong 20-30 năm tới. Mỗi năm Hà Nội có hàng ngàn hécta đất nông nghiệp tiếp tục được chuyển đổi sang mục đích khác. Mỗi hécta đất nông nghiệp tạo việc làm cho 4 nông dân, như vậy hàng năm bình quân khoảng 4.000 nông dân ngoại thành cần chuyển đổi nghề nghiệp, chưa kể đến hàng nghìn người từ các tỉnh vào Hà Nội kiếm sống. NNĐT có nhiều mô hình sản xuất đa dạng như trang trại, vườn, góc nuôi trồng trong nhà và vườn trên mái... nếu được quan tâm đúng mức sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng trong kinh tế đô thị, để Hà Nội vượt qua thách thức về dân số, môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống...

(Theo Bạch Thanh // Hanoimoi Online)

  • Ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp: Vẫn là bài toán khó
  • Việt Nam nhiều cơ hội cho nhà đầu tư
  • Rắc rối …tạm trữ
  • Bất cập và rối rắm trong điều hành thị trường xăng dầu
  • Hết thời lao động giá rẻ?
  • Kinh tế sau hơn 3 năm gia nhập WTO: Cần kế hoạch tổng thể để “cất cánh”
  • Chỉ nên làm cổng chào nhỏ
  • Cơ hội để Việt Nam nâng cao năng lực bảo vệ rừng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi