Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hết thời lao động giá rẻ?

Doanh nghiệp cần có chiến lược đòn bẩy về lương để thu hút lao động có tay nghề.

Lực lượng lao động của Việt Nam dự kiến sẽ gia tăng khoảng 1,5%/năm (tương đương với khoảng 738.000 lao động/năm) trong giai đoạn 2010 - 2015.

Đây là thông tin từ Viện Khoa học lao động và xã hội tại lễ công bố báo cáo xu hướng lao động và xã hội Việt Nam năm 2009/2010 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức ngày 23/6.

Các chuyên gia của hai cơ quan này đều khẳng định lực lượng lao động của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2010 - 2015.

Xu hướng này sẽ tạo sức ép to lớn lên nền kinh tế phải tạo đủ cơ hội việc làm cho những người mới gia nhập lực lượng lao động.  Trong 5 năm tới, nhu cầu lao động tăng nhanh trong khu vực kinh tế chính thức sẽ là một thách thức đòi hỏi loại hình công việc làm công ăn lương cần phải tăng đáng kể.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay dường như đang đối lập với dự báo về khả năng gia tăng lao động, thách thức về việc làm nói trên, các doanh nghiệp trên cả nước đang thiếu lao động trên diện rộng.

Một quan chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, không nên đặt câu hỏi tại sao thiếu lao động mà nên hỏi rằng tại sao doanh nghiệp không tuyển được lao động thì đúng hơn.

"Ngày xưa" lao động có thể dễ dàng chấp nhận mức lương thấp vì việc làm không nhiều. Nhưng hiện nay nếu vẫn tiếp tục như vậy thì doanh nghiệp không thu hút được lao động là điều tất yếu.

Giả sử doanh nghiệp đồng ý trả cho lao động mức lương từ trên 200 USD/tháng thì người ta ở tận nông thôn, ở xa sẵn sàng về thành phố làm việc. Nếu dưới mức đó thì rất khó tuyển bởi chi phí di chuyển từ nông thôn ra thành thị để có việc làm không bù lại được chi phí sinh hoạt phải ăn, ở, và đủ thứ mà người lao động phải chi trả, vị này nói.

Cùng quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội cũng đề cập đến mức thu nhập của lao động hiện nay quá thấp. Doanh nghiệp có thể tăng gấp đôi, gấp ba sản lượng nhưng không tăng được hàm lượng hoàn trả cho người lao động, chi phí nhân công vẫn thế, không hề thay đổi.

Theo bà Hương, suốt trong nhiều năm qua, Việt Nam đã dựa vào giá nhân công rẻ để phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và hướng tới xuất khẩu như dệt may, giầy da. Tuy nhiên, đây sẽ không còn là một lợi thế so sánh trong những năm tới khi nước ta chuyển dịch lên mức cao hơn.

Xu hướng sử dụng lao động rẻ đã làm giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng đây sẽ không còn là một lợi thế so sánh trong những năm tới, khi xu hướng sản xuất ngày càng sử dụng công nghệ tiên tiến và lao động có tay nghề cao.

Đến lúc đó, để thu hút lao động có tay nghề, doanh nghiệp cần vượt qua bẫy thu nhập thấp; giá thành lao động cao phần nào phản ánh chất lượng, đẳng cấp sản phẩm, tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những mặt hàng xuất khẩu.

(Theo Vneconomy)

  • Kinh tế sau hơn 3 năm gia nhập WTO: Cần kế hoạch tổng thể để “cất cánh”
  • Chỉ nên làm cổng chào nhỏ
  • Cơ hội để Việt Nam nâng cao năng lực bảo vệ rừng
  • Sáu tháng đầu năm 2010: Kinh tế tăng trưởng khá
  • Giảm ùn tắc giao thông: Cần giải pháp tổng thể
  • “Nghèo trên đống vàng”
  • Phát triển hạ tầng để Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung bứt phá
  • Việt Nam & chiến lược xây dựng hai nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi