Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phía sau báo cáo môi trường kinh doanh 2013

Việt Nam được xếp hạng 99 trong 185 nền kinh tế toàn cầu theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2013 do Ngân hàng Thế giới và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) công bố sáng 23-10 tại Hà Nội.

Như vậy, thứ tự của Việt Nam năm nay không khác gì các năm trước, tức vẫn ở khoảng đầu của nửa cuối bảng xếp hạng, vốn được WB và IFC công bố từ 8 năm qua.


Tuy vậy, bản báo cáo năm nay không thể hiện được tình thế khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt trên thực tế.

Ông Nguyễn Văn Làn, đại diện IFC tại Hà Nội nói: “Xếp hạng năm nay của Việt Nam có thể hiện tình trạng khó khăn của doanh nghiệp hay không. Câu trả lời của tôi là không”.

Ông giải thích, môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp hạng tương đối giống nhau trong các bản báo cáo của tổ chức này, trong khi doanh nghiệp đang đối diện với tình thế vô cùng khó khăn trong 2 năm qua.

“Bản báo cáo chỉ chụp một góc rất nhỏ trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam mà thôi,” ông giải thích.

Có mặt tại buổi lễ công bố báo cáo, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối diện với khó khăn lớn nhất kể từ khi "Đổi mới" với biểu hiện rõ nhất là tình trạng phá sản, nợ xấu, tồn kho cao.

Bà Lan trích dẫn những số liệu của Chính phủ, có tới 40.000 doanh nghiệp đã giải thể trong 9 tháng đầu năm nay và 53.000 doanh nghiệp phá sản trong năm 2011.

“Có nghĩa là chỉ trong hai năm qua, số doanh nghiệp phá sản đã chiếm gần một nửa so với tổng số doanh nghiệp phá sản kể từ khi Đổi mới là khoảng 200.000”, bà nói.

Mặt khác, theo bà Lan, số 450.000 doanh nghiệp còn tồn tại cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, khi họ phải cắt giảm tới 20% công suất.

“Tỷ lệ cắt giảm công suất như vậy tương đương với 30% trong số 450.000 doanh nghiệp còn hoạt động là phá sản”, bà nói.

“Rất nhiều doanh nghiệp nói với tôi gần đây là họ rất lo lắng, hoang mang không biết thời gian tới thế nào,” bà kể.

Bản báo cáo “Môi trường kinh doanh 2013: các quy định thận lợi hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” ghi nhận Việt Nam chỉ có duy nhất một cải cách trong năm qua là cho phép doanh nghiệp sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng tự in.

Trong khi đó, cả 10 tiêu chí mà WB và IFC sử dụng để xếp hạng Việt Nam được bà Lan phân tích là “không sát với thực tế”.

Chẳng hạn, tiêu chí Cấp phép xây dựng của Việt Nam được xếp thứ 28 thế giới, với 11 thủ tục, 110 ngày và chi phí chỉ khoảng 67% thu nhập bình quân đầu người (1.260 đô la Mỹ).

Bà Lan bình luận: “Tôi nghi ngờ nhất về tiêu chí này khi thực tế là có nhiều dự án kéo dài quá lâu, năm này qua năm khác và chi phí bị đội lên rất cao. Chúng ta sống ở đây nên chúng ta hiểu tình hình khó hơn báo cáo”.

Tiêu chí Vay vốn tín dụng của Việt Nam cũng được xếp hạng 40 thế giới. Bà Lan nói: “Đây là điều không sát với thực tế, vì doanh nghiệp đối diện với nợ xấu và lãi suất tăng cao”.

Về tiêu chí Nộp thuế, Việt Nam xếp hạng 138, với số lần doanh nghiệp đóng thuế trong năm là 38, thời gian đóng thuế mỗi năm là 872 giờ, và tổng thuế suất lên tới 34,5% lợi nhuận.

Bà Lan cho rằng, tổng thuế suất lên tới 34,5% lợi nhuận so với thuế thu nhập doanh nghiệp 25% nói lên tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.

“Điều này cho thấy, nhiều doanh nghiệp phải hối lộ cho được việc”, bà nói.

Bà nhận xét, Đề án 30 của Chinh phủ về cải cách thủ tục hành chính dường như không phát huy tác dụng trong báo cáo này.

Hơn nữa, Chính phủ đã cam kết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh trong Nghị quyết 11, chủ trương lớn nhất hiện nay nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, song những cam kết này dường như không phát huy tác dụng.

“Các doanh nghiệp xin tôi khuyên họ, nhưng tôi cũng chẳng biết nói thế nào. Tôi chỉ nói, là hãy tự cứu mình trước khi chờ trời cứu”, bà Lan nói.


Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

  • Tư duy "chỉ lo phần ngọn" và nguy cơ bất ổn
  • Cạnh tranh cao, nhưng người dùng chưa được hưởng lợi
  • Báo cáo “Môi trường kinh doanh 2013”: Việt Nam nỗ lực cải cách thủ tục doanh nghiệp
  • Xếp hạng 99, Việt Nam chậm cải thiện môi trường kinh doanh
  • Lo giữ giá hàng Tết
  • Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám
  • Năng lực cạnh tranh: Nhìn vào sự “thụt lùi" của Việt Nam
  • Thống nhất mô hình ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi