Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy hoạch điện chưa gắn kết kinh tế vùng, miền

 
Chương trình phát triển điện nông thôn đạt kết quả tốt. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

Tại phiên họp thứ 8, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ngày 23/9 cho ý kiến kết quả giám sát "Việc thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành điện đến 2015", đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thừa nhận một trong những tồn tại trong việc lập quy hoạch Chiến lược phát triển ngành điện lực tới năm 2015 là chưa có sự gắn kết với với quy hoạch phát triển kinh tế của các miền, vùng, đặc biệt tại một số khu công nghiệp.

EVN  cho biết họ đang nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào hoạt động một số nhà máy điện như Duyên Hải 1, Nghi Sơn 1 để đảm bảo nhu cầu điện năng quốc gia. Bên cạnh đó, EVN đang xây dựng mô hình phát triển lưới điện nông thôn, để đảm bảo mục tiêu vào năm 2010 sẽ trực tiếp bán điện tới hộ người tiêu dùng tại khu vực nông thôn.

EVN cũng sẽ nghiên cứu, hoàn thiện việc tổ chức quản lý ngành điện, triển khai nghiên cứu xây dựng cơ chế, khuôn khổ pháp lý về giá bán điện.

Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng giải trình trước về kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn trong công tác phát triển nguồn điện, hệ thống truyền tải, phân phối điện; chương trình tiếp kiệm điện và kế hoạch điều chỉnh giá điện theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu tới năm 2010, giá bán điện được thực hiện trên cơ sở giá thị trường.

Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế, tiến độ thực hiện giai đoạn 2006-2008 của Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến 2015 (Quy hoạch điện lực VI) cơ bản hoàn thành, trong đó chương trình phát triển điện nông thôn đạt kết quả tốt.

Đến cuối năm 2008, chương trình đầu tư phát triển điện nông thôn (về điện lưới và điện tại chỗ) đạt 100% số huyện, 97,26% xã và 94% hộ dân ở nông thôn có điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tiến hành tiếp nhận mạng lưới hạ thế và bán điện trực tiếp đến hộ dân nông thôn đạt hơn 770.000 hộ vào năm 2008 và phấn đấu hoàn thành công việc này vào năm 2010 với mục tiêu 5.000 xã, 7,4 triệu hộ.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, việc thực hiện Chiến lược và Quy hoạch còn nhiều khó khăn, tác động bất lợi tới khả năng hoàn thành Quy hoạch điện VI giai đoạn 2009-2015 như tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động; thiếu đồng bộ trong quy hoạch ngành điện với các ngành than, khí, dầu, điện nguyên tử; thiếu nguồn vốn đầu tư...

Các đại biểu tập trung đánh giá tình hình thực hiện nội dung, tiến độ Chiến lược về phát triển nguồn điện, xây dựng hệ thống truyền tải điện, quản lý phân phối điện; làm rõ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và các vấn đề liên quan khác; đưa ra đề suất, kiến nghị để thực hiện thành công Chiến lược trong thời gian tới.

Các đại biểu đã bàn thảo và nhất trí với những kiến nghị nhằm tạo điều kiện hoàn thành tốt mục tiêu Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành điện tới năm 2015 như đề nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật, cơ chế, chính sách về điện lực; sớm ban hành Luật tiết kiệm năng lượng để quản lý, sử dụng nguồn năng lượng của đất nước đạt hiệu quả, tiết kiệm, hướng tới phát triển bền vững; hoàn thiện cơ chế, chính sách về giá điện và các chính sách hỗ trợ về vốn, giải ngân, giải phóng mặt bằng các dự án điện theo Quy hoạch điện VI...

Theo yêu cầu của Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành điện, tới năm 2010, ngành điện phải đạt sản lượng từ 88 tỷ đến 93 tỷ kWh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ năng lượng của đất nước dự báo tăng từ 17-20%/năm./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Trông đợi từ chính sách
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng mạnh
  • Công tác phòng chống tham nhũng và các giải pháp của chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020
  • Khẳng định hiệu quả của gói giải pháp kích cầu
  • Điểm lại các cây cầu dây văng Việt Nam
  • Những “siêu thị” lề đường
  • Điện tư nhân: Đường còn xa
  • VN phát triển kinh tế theo mô hình nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi