Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Song hành cùng đô thị hóa

Cùng với tốc độ đô thị hóa, lĩnh vực thương mại nội địa và dịch vụ của Hậu Giang không ngừng tăng tốc. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tỉnh đạt xấp xỉ 4.400 tỉ đồng, tăng gần 42% so với cùng kỳ và đạt 55% kế hoạch đề ra.

 Ngay sau khi thành lập tỉnh, Hậu Giang dồn sức cho công tác xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là đầu tư xây dựng các tuyến giao thông huyết mạch. Chính sự hoàn thiện này là đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa ở các khu vực trung tâm cũng như nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản ở các huyện, thị tạo cơ hội cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ chuyển biến mạnh. Bên cạnh sự mở rộng quy mô của các cơ sở kinh doanh hiện hữu, nhiều cơ sở sản xuất, gia công trước đây chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực thương mại - dịch vụ hoặc sự “tức thời” của người dân bắt đầu làm kinh tế từ nguồn vốn tích lũy. Đây chính là nguyên nhân nở rộ nhiều cơ sở, doanh nghiệp hoạt động thương mại - dịch vụ và không ngừng lớn mạnh về quy mô, hoàn thiện chất lượng phục vụ. Theo Sở Công thương Hậu Giang, ngoài thừa hưởng sự hoàn thiện kết cấu hạ tầng của một tỉnh mới, việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng chợ thời gian qua là nguyên nhân thúc đẩy thương mại nội địa phát triển, nhất là các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí. Không chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ giao lưu hàng hóa, mà hệ thống bán sỉ đã và đang lớn mạnh dần ở TX.Vị Thanh, TX.Ngã Bảy, Châu Thành A...

 Với thế mạnh của một trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh, TX.Vị Thanh không ngừng phát huy thế mạnh trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ ngay sau khi trở thành trung tâm tỉnh lỵ. Thế nhưng, sự tăng tốc này trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển một đô thị trong tương lai. Nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực này đang phát huy hiệu quả như: chợ Vị Thanh, Siêu thị Co.opMart Vị Thanh thu hút ngày càng đông khách hàng đến tham quan mua sắm. Đồng thời, hệ thống bán sỉ từ những mặt hàng điện máy, điện lạnh, xe máy đến các hàng bách hóa, may mặc, nông sản đang từng bước hình thành trên địa bàn thị xã. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh ở đây trở thành nhà phân phối cho một số công ty lớn như: Toshiba, Samsung, Sanyo, Kimdan, Honda Việt Nam, Yammaha... Bên cạnh đó, sự hiện diện của hàng loạt ngân hàng nhà nước, thương mại cổ phần trên địa bàn đã khẳng định tiềm năng phát triển thị trường tài chính - tín dụng ở một đô thị trung tâm. Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Cổ phần Thương mại Liên Việt Nguyễn Minh Trí, cho biết: Tiềm năng phát triển dịch vụ tín dụng - ngân hàng của một trung tâm tỉnh lỵ không chỉ có tác dụng chi phối địa phương mà cả các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL. Hơn nữa, sức lan tỏa của một đô thị đã và đang phát huy hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều các thành phần kinh tế đầu tư trên mọi lĩnh vực vào thị xã. Đây chính là cơ hội để Vị Thanh phát huy thế mạnh tài chính - tín dụng trong thời gian tới.

 Thị xã Ngã Bảy được xác định là một trung tâm kinh tế phía Đông Bắc và cũng là một trong 2 trung tâm kinh tế lớn của tỉnh. Vì thế, ngay từ những ngày đầu thành lập thị xã, tỉnh, địa phương xác định rõ yêu cầu cấp thiết là phải đột phá phát triển theo hướng thương mại - dịch vụ và công nghiệp. Đề án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, khai thác quỹ đất tạo vốn, xây dựng hoàn chỉnh khu dân cư với hạ tầng đồng bộ, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường và chỉnh trang đô thị đang khẩn trương hoàn thiện để thúc đẩy thương mại - dịch vụ phát triển. Bằng giải pháp “lấy đất đổi cơ sở hạ tầng”, trung tâm thương mại hiện đại đã hình thành tại trung tâm thị xã rồi đến chợ phường Hiệp Thành đã từng bước khẳng định TX.Ngã Bảy là một đầu mối giao thương của vùng và khu vực. Đây chính là lý do Liên hiệp Hợp tác xã TP.Hồ Chí Minh (SaiGon Co.op) quyết định đầu tư xây dựng Siêu thị Co.opMart tại TX.Ngã Bảy. Theo kế hoạch, Siêu thị Co.op Ngã Bảy được xây dựng trên diện tích 3.799 m2 đất tại phường Ngã Bảy. Hiện nay, SaiGon Co.op đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục cần thiết để triển khai thực hiện dự án trong năm nay.

 Cùng với những chính sách ưu đãi đầu tư của Trung ương và địa phương, sự nhiệt tình của các lãnh đạo tỉnh, ngành, các địa phương trong công tác mời gọi đầu tư phát triển trên địa bàn đã làm đổi thay hoạt động thương mại - dịch vụ của Hậu Giang theo hướng tích cực. Từ một địa phương vùng sâu, xa, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống người dân hoàn toàn phụ thuộc vào nghề nông, thì nay đã mở sang trang mới: làm giàu từ hoạt động thương mại - dịch vụ. Ngày nay, ở những khu vực trung tâm huyện, thị xuất hiện càng nhiều những dãy nhà phố thông thoáng, nhà cao tầng theo kiểu kiến trúc hiện đại với những bảng hiệu kinh doanh đa sắc màu. Từ kinh doanh những mặt hàng bình dân đến cao cấp, cả những dịch vụ hiện đại đã và đang hình thành trên địa bàn tỉnh. Giám đốc Sở Công thương Hậu Giang Nguyễn Thanh Hùng, cho biết: Là một vùng đất thuần nông, việc giao thương, mua bán hàng hóa tập trung ở các chợ là không thể thiếu. Chính vì vậy, thời gian qua, Hậu Giang đã tập trung cho công tác đầu tư phát triển chợ. Ngoài nguồn vốn ngân sách, tỉnh thực hiện chính sách xã hội hóa trong đầu tư phát triển chợ đã thu được kết quả khả quan. Từ năm 2004 đến nay, Hậu Giang đã xây dựng mới 11 chợ và siêu thị, nâng tổng số chợ, siêu thị trên địa bàn lên 61. Hiện nay, Trung tâm Thương mại Nàng Mau (Vị Thủy), chợ Vị Thanh (Vị Thủy), chợ Vị Thắng (Vị Thủy), chợ Ngã Sáu (Châu Thành), chợ Hỏa Lựu (TX.Vị Thanh)... đang triển khai xây dựng và dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2009. Khi đó, doanh thu bán lẻ và dịch vụ toàn tỉnh không chỉ hoàn thành kế hoạch đề ra là 8.000 tỉ đồng, mà còn vượt ở mức cao.

(Theo QUẾ ANH // báo Hậu Giang)

  • Đất Dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài: Chưa xây đã lo kích giá
  • Bưu chính: Cần có luật nhưng tránh độc quyền
  • Hai kịch bản tăng trưởng và lạm phát năm 2010
  • Hành chính hoá tập đoàn?
  • Nâng cao chất lượng quyết định kế hoạch phát triển
  • Kinh tế 8 tháng: Bức tranh đang sáng
  • Mục tiêu chính sách tiền tệ hậu suy thoái: Kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng
  • Kinh tế "bơi" qua khủng hoảng nhờ nông nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi