Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng nợ Hy Lạp không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam

Khủng hoảng nợ Hy Lạp đang lan nhanh sang các nước châu Âu, trở thành khủng hoảng nợ khu vực. Liệu vấn đề này có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam? Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trao đổi với TS. kinh tế Đinh Xuân Quân, cố vấn của Bộ trưởng Nông nghiệp Liberia.

PHÓNG VIÊN: - Ông nhận định khủng hoảng nợ ở châu Âu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế toàn cầu?

TS. ĐINH XUÂN QUÂN: - Khủng hoảng nợ ở châu Âu hiện nay xuất phát từ việc Hy Lạp tiêu quá nhiều tiền nên phải đi vay. Đến lúc phải trả nợ thì không đủ tiền trả. Hơn nữa Hy Lạp cũng rất rộng tay trong chi tiêu, chẳng hạn công chức Hy Lạp một năm lãnh tới 14 tháng lương; người về hưu hưởng đến 85% mức lương được trả trước ngày về hưu (cao hơn nhiều nước châu Âu, trong đó có Đức - chủ nợ của Hy Lạp). Tiêu quá nhiều tiền, vượt quá khả năng chi trả sẽ gây ra khủng hoảng.

Khủng hoảng nợ Hy Lạp chỉ ảnh hưởng nhẹ đối với xuất nhập khẩu Việt Nam. Ảnh: LÃ ANH

Khủng hoảng ở Hy Lạp đã lan ra một số nước châu Âu, đe dọa đến 16/27 nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro, trong đó có Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được cho là bị đe dọa nhiều nhất. Các con buôn - đầu cơ quốc tế đã lợi dụng “nước đục thả câu” làm cho đồng euro xuống giá. Điều này khiến người ta liên tưởng tới khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, bắt đầu bằng việc Thái Lan phá giá đồng baht.

Tuy nhiên, lần này Liên minh châu Âu (EU) cùng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã ra tay. Trong khi đó, so với Đông Á, EU có rất nhiều nước giàu, nên đã có thể ngăn chặn được sự hoảng loạn lây lan sang các quốc gia khác. EU cùng IMF cam kết thành lập một quỹ cứu trợ khẩn cấp lên đến gần 1.000 tỷ USD. Nhờ đó các thị trường chứng khoán thế giới đã dịu xuống. Do vậy, theo tôi tác động của khủng hoảng nợ châu Âu đến kinh tế toàn cầu sẽ chỉ là ngắn hạn, không trầm trọng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp buôn bán với Hy lạp sẽ gặp khó khăn trong một thời gian ngắn. 

- Vậy khủng khoảng nợ châu Âu có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam?

- Đồng tiền của Việt Nam chưa được tự do chuyển đổi nên Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều từ khủng hoảng nợ châu Âu. Giống như hồi năm 1997, khi xảy ra khủng hoảng tài chính Đông Á, Việt Nam cũng ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên chúng ta sẽ bị ảnh hưởng đối với xuất nhập khẩu, đầu tư, nhưng chỉ trong ngắn hạn. Hơn nữa, cơn sợ hãi đã qua, khu vực đồng euro đã dần tái lập được tình trạng cân bằng. Có thể các nhà xuất nhập khẩu châu Âu sẽ án binh bất động một thời gian ngắn, chờ chính phủ của họ can thiệp, giải cứu đồng euro mới tiếp tục buôn bán trở lại.

- Xin cảm ơn ông.

Việt Nam cần rút kinh nghiệm từ Phố Wall

Nhìn lại cơn hoảng loạn tại thị trường chứng khoán (TTCK) Hoa Kỳ hôm 6-5, cho đến nay ai cũng thấy lạ, ai cũng hỏi tại sao sự hoảng loạn này lại xảy ra tại TTCK Hoa Kỳ? Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC - chuyên kiểm tra các hoạt động chứng khoán) và Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.

Nhưng trước mắt mọi suy đoán đều đổ lỗi do hệ thống công nghệ thông tin, bởi nhiều năm qua các TTCK Hoa Kỳ cạnh tranh ráo riết với nhau và đã sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến để giao dịch nhanh. Nay lãnh đạo TTCK New York đổ lỗi cho lãnh đạo Thị trường hàng hóa Chicago gây xáo trộn toàn cầu và ngược lại.

Cũng có người cho rằng các TTCK Hoa Kỳ bị giật dây dựa trên tình hình khủng hoảng nợ của Hy Lạp và một số nước châu Âu. Nhưng không có gì chắc, chỉ là suy đoán. Tuy nhiên Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã cố gắng làm dịu tình hình bằng cách tuyên bố nhà chức trách đang tìm cách giải quyết các khó khăn và sẽ bảo vệ các nhà đầu tư.

Lẽ dĩ nhiên, SEC và CFTC sẽ công khai những bài học kinh nghiệm của ngày 6-5 đen tối trong thời gian tới. Nhưng TTCK Việt Nam cũng phải rút ra được kinh nghiệm từ vụ việc trên, dù hiện nay thị trường còn non trẻ nên có thể được kiểm soát dễ dàng hơn.

TS. Đinh Xuân Quân

(Theo Ngọc Trân // SGGP Online)

  • Cân nhắc dự án đường sắt cao tốc
  • Yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam
  • GS.TSKH Lê Du Phong: Về mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
  • Xuất khẩu lao động 2010 rất khả quan
  • Bao giờ mới thị trường hóa được ngành điện?
  • Việt Nam qua góc nhìn thế giới: Môi trường thương mại được cải thiện mạnh mẽ
  • Nâng cấp chất lượng FDI
  • Đầu tư hạ tầng và mô hình PPP
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi