Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tạo vùng nguyên liệu phục vụ chế biến thuỷ sản xuất khẩu- Các doanh nghiệp cần cơ chế liên kết, đầu tư

 

Một khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Hải Phòng là thiếu nguyên liệu sản xuất. Trong bối cảnh ngày càng gay gắt vấn đề này cùng khó giải quyết nếu các doanh nghiệp đơn thương độc mã.


Nguyên liệu: “đèn nhà ai nhà ấy rạng”

 

Hiện Hải Phòng có khoảng  8 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực chế biến xuất khẩu, Điển hình là Công ty Chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng, Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long, Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long, Công ty TNHH Minh Châu, Công ty TNHH Việt Trường...  Với những hợp đồng đặt hàng lớn, một số doanh nghiệp đành phải từ chối vì không lo đủ nguyên liệu. Được biết,  trong 2 năm qua, nguyên liệu đủ tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu của Hải Phòng chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu. Không ít doanh nghiệp địa phương oải thu gom nguyên liệu. Vì vậy, để duy trì sản xuất, một số doanh nghiệp phải gia công một số mặt hàng cho các đơn vị khác. Công ty TNHH Việt Trường từ chỗ chỉ thu mua nguyên liệu tại các khu neo đậu nghề cá, năm 2008 đầu tư đóng 3 tàu công suất lớn để chủ động thu mua nguyên liệu ngay tại các ngư trường. Công ty Cổ phần chế biến thuỷ sản Cát Hải xây dựng đội tàu thu mua nguyên liệu gồm 7 chiếc công suất lớn, vùng biển từ miền trung đến Hải Phòng, nhờ vậy, chủ động nguồn nguyên liệu để sản xuất trước 1 năm. Đội tàu khai thác thuỷ sản hùng hậu của Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long trước đây, do gặp khó khăn về khai thác vươn khơi nên hiện cũng chủ yếu làm nhiệm vụ thu mua nguyên liệu. Một số doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư nuôi trồng thủy sản để chủ động được nguồn nguyên liệu nhưng chưa có kết quả Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng đầu tư dự án nuôi tôm công nghiệp lớn ở đường 14, Tổng công ty thủy sản Hạ Long đầu tư dự án nuôi tôm ở quận Dương Kinh với kinh phí hơn 49 tỷ đồng, hiện các dự án đều kém hiệu quả, do thực hiện quá chậm, các vùng nuôi này không còn phù hợp với quy hoạch. Trong khi đó, tại các vùng nuôi thuỷ sản tập trung do các địa phương làm chủ đầu tư, phần lớn người dân vẫn “tự sản, tự tiêu”, hoặc các thương lái vào thu mua rồi bán cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với giá cao. Từ thực tế trên có thể thấy, việc giải bài toán nguồn nguyên liệu hiện mỗi doanh nghiệp làm một cách, kiểu “đèn nhà ai, nhà ấy rạng”, thiếu sự liên kết với nhau và với người dân vùng sản xuất.   

 

Gắn chế biến với tạo vùng nguyên liệu

 

Theo ông Đào Bá Điện, trưởng phòng kinh tế kỹ thuật thuỷ sản (Sở Nông nghiệp- PTNT), để phát triển bền vững, các doanh nghiệp Hải Phòng cần chủ động gắn kết chế biến với vùng nguyên liệu bằng nhiều cách. Một là, liên kết theo hợp đồng ký giữa các nhà máy sản xuất với người dân vùng nuôi trồng thuỷ sản, các tập đoàn khai thác thuỷ sản lớn. Hai là, liên kết với các chủ trang trại nuôi trồng thuỷ sản theo hướng đóng góp cổ phần. Ba là, các doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau, liên kết tạo vùng nguyên liệu rộng lớn trải rộng ra các khu vực vùng biển Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh, không nên mỗi doanh nghiệp làm một cách như hiện nay.Một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trên địa bàn  bắt đầu chú ý đến việc liên kết tạo vùng nguyên liệu. Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long đang liên kết với Công ty cổ phần nuôi trồng thuỷ sản Hạ Long triển khai dự án hỗ trợ nuôi hải sản tại vùng biển Bái Tử Long, liên kết vùng thủy sản nước mặn Hải Phòng- Quảng Ninh; liên kết với tỉnh Lào Cai xây dựng chợ đầu mỗi kinh doanh thủy sản tại biên giới Việt-Trung… Một số doanh nghiệp như Công ty TNHH Việt Trường, Công ty cổ phần đồ hộp Hạ long cùng với tiếp  tục đầu tư, nâng cấp dây chuyền sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật đủ năng lực vận hành những dây chuyền sản xuất hiện đại, chủ động thu mua nguyên liệu khai thác, ký kết hợp đồng với các trang trại tại vùng nuôi trồng quy mô lớn. Cùng với chủ động tạo vùng nguyên liệu, trong sản xuất, cần chủ động hơn trong áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường truyền thống như  Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, tích cực liên kết quảng bá, xúc tiến thương mại tại các thị trường giàu tiềm năng như EU, Mỹ....

(Theo HPO)

  • Ngành nào dẫn dắt nền kinh tế phục hồi?
  • Quy hoạch viễn thông… “đụng” quyền lợi kinh tế
  • Tận dụng cơ hội sau khủng hoảng kinh tế thế giới
  • Thiếu chính sách, khó phát triển công nghệ cao
  • Chuẩn bị điều kiện cho tăng trưởng nhanh và bền vững khi kinh tế toàn cầu hồi phục
  • Cơ hội đổi mới ở tầm cao hơn trong khủng hoảng kinh tế
  • Nguy cơ khủng hoảng lương thực
  • Nông nghiệp Việt Nam : Gánh nặng hay... tương lai ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi