Việt Nam có dân số đứng thứ 13 trên thế giới và dân số trẻ chiếm tỷ trọng lớn nên thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghệ cao (CNC) khá đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành CNC, từng bước sản xuất và tiến tới xuất khẩu đại trà các sản phẩm CNC. Thế nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn là nước nhập siêu sản phẩm CNC.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do Việt Nam chưa có những chuyên gia đủ tầm để xây dựng nền kinh tế CNC; chưa dám lãnh trách nhiệm để làm, học tập và xây dựng hướng đi mới cho ngành sản xuất CNC. Việt Nam cũng chưa tổng hợp được sức mạnh của tri thức trong và ngoài nước để phát triển ngành CNC mà chỉ mới tìm lợi nhuận dễ dàng thông qua xuất khẩu thô các sản phẩm cá, tôm, cà phê, điều, dầu thô… Hay nói đúng hơn là Việt Nam đang bán bớt nguồn tài nguyên có giới hạn của quốc gia để phát triển kinh tế, còn tài nguyên lớn nhất là chất xám, tri thức chưa để ý, khai thác nhiều.
Tăng tốc nhờ phát triển CNC
![]() |
Sản xuất linh kiện điện thoại di động tại Công ty TNHH Sonion trong Khu công nghệ cao TPHCM.Ả nh: Cao Thăng |
CNC đã và đang được ứng dụng trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Nó đang mang lại hiệu quả sản xuất cao gấp nhiều lần công nghệ cũ, truyền thống, làm tăng nhanh tổng thu nhập quốc dân. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tại Hàn Quốc cho thấy, để thu nhập bình quân đầu người tăng lên 20.000 – 30.000 USD/năm là nhờ chính phủ đã đẩy mạnh phát triển ngành CNC. Hoặc như Nhật Bản, vốn không nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng với bàn tay và khối óc, họ đã xây dựng một nước Nhật hùng mạnh trong sự đổ nát của chiến tranh. Chỉ sau chiến tranh 40 năm (năm 1985), nước Nhật đã vươn lên đứng hàng thứ 2 trên thế giới về tổng thu nhập quốc dân.
Nếu không phát triển ngành CNC thì chắc rằng không bao giờ có thể vươn tới mức như vậy. Trường hợp Brazil là một điển hình. Từ thập niên 70 của thế kỷ trước đến nay, vì không thể phát triển ngành CNC nên Brazil đã không thể xây dựng vị thế cường quốc về công nghệ. Thu nhập bình quân đầu người của Brazil cho đến nay cũng chỉ mới đạt 8.000 USD/năm. Còn Việt Nam, sau 34 năm giải phóng, liệu có chậm không khi cho đến nay vẫn chưa thực sự bước chân vào lĩnh vực phát triển ngành CNC?
Hỗ trợ từ phía nhà nước
Để thúc đẩy ngành CNC phát triển, nhà nước cần xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm. Nhà nước cần có những chuyên gia am hiểu về phát triển CNC nếu không sẽ làm trì trệ đối với sự phát triển chung. Ngoài ra, chúng ta cũng cần có sự hỗ trợ về tài lực, nhân lực… Tôi chưa thấy đất nước nào có thể phát triển ngành CNC mà thiếu sự hỗ trợ của nhà nước về những yêu cầu trên.
Bài học từ Tập đoàn TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Corp) của Đài Loan (Trung Quốc) cho thấy, những ngày đầu tiên xây dựng công ty, chính quyền đã nắm đa số cổ phần để giúp công ty phát triển. Sau đó, họ chuyển sang tư hữu hóa. Đến nay thì TSMC là công ty lớn nhất thế giới về gia công silicon với doanh thu khoảng 10 tỷ USD/năm.
Tập đoàn Điện tử Samsung, với sự giúp đỡ của nhà nước và cần 25 năm phát triển mới tạo ra vị thế như ngày hôm nay. Vậy chừng nào Việt Nam mới bắt đầu xây dựng một công ty như Samsung để 20, 30 năm nữa có một đại gia trong ngành CNC?
Bắt đầu với kinh tế tri thức
Nhìn tổng quan, Việt Nam còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người 1.000 USD/năm nhưng Việt Nam đang hướng đến một nền kinh tế tiêu thụ và dịch vụ hơn là sản xuất; sử dụng đa phần hàng ngoại nhập hơn là khuyến khích sử dụng hàng nội địa và hỗ trợ sản xuất trong nước như những nước tiên tiến đang làm.
Đã không có hỗ trợ thì làm sao các doanh nghiệp tư nhân trong nước có thể phát triển để cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập. Mặt khác, nếu chỉ dựa vào xuất khẩu thủy sản, lúa gạo, cà phê… thì chắc chắn Việt Nam chỉ đạt được mức thu nhập bình quân trên đầu người 4.000 – 5.000 USD/người/năm. Do đó, kinh tế tri thức, CNC chắc chắn sẽ là nền kinh tế mà Việt Nam phải bước vào, theo đuổi để nâng mức thu nhập bình quân của người dân lên mức 20.000 – 30.000 USD/năm.
Hiện Việt Nam đã chế tạo ra một số sản phẩm CNC có thể thay thế hàng nhập khẩu cũng như xuất khẩu sang nước ngoài. Điều đáng nói, Việt Nam chưa có cơ quan chức năng nào có thể hướng dẫn để xuất khẩu hàng CNC sang nước ngoài một cách thuận lợi và dễ dàng. Thậm chí các công ty sản xuất sản phẩm CNC mặc dù đã có đơn đặt hàng xuất khẩu nhưng chẳng cơ quan, đơn vị nhà nước nào cho vay vốn để triển khai thực hiện những đơn đặt hàng đó.
Ngoài ra, cũng phải thấy rằng Việt Nam còn thiếu nền kinh tế tạo tiền đề cho phát triển ngành CNC. Nếu nước ta chế tạo được thiết bị cầm tay như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy ảnh số… thì mặt hàng CNC như chip quản lý năng lượng mới có thể bán được trong nước. Do đó mà hiện số ít hiếm hoi sản phẩm CNC “made in Vietnam” đều xuất khẩu sang nước ngoài.
Trong tương lai không xa, khi WTO thực hiện giảm thuế suất các sản phẩm CNC cho người tiêu dùng như điện thoại di động, tivi, tủ lạnh, xe hơi… thì hàng ngoại nhập sẽ xâm nhập ngày càng nhiều. Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước vì không thể cạnh tranh nổi với các mặt hàng của các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Do đó, cách hay nhất là nên hướng tới nền CNC hơn là điện tử cho tiêu dùng như sản phẩm chip cho thiết bị cầm tay. Chúng ta không thể sản xuất được máy điện thoại di động nhưng không có nghĩa là chúng ta không sản xuất được một phần của nó. Tập đoàn Intel cũng đâu có bán máy tính hoàn chỉnh mà họ chỉ bán chip CPU được sử dụng trong từng cái máy tính. Và họ vẫn là công ty số 1 thế giới về ngành bán dẫn. Việc nghiên cứu một chiến lược phát triển để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu là rất cần thiết.
(Theo SGGP)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com