Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tận dụng cơ hội sau khủng hoảng kinh tế thế giới

Công ty CP giày Bình Định bảo đảm việc làm cho 1.300 lao động với mức thu nhập bình quân 1,8 triệu đồng/người/tháng.
Khủng hoảng kinh tế thế giới đã và đang ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực của kinh tế thế giới. Các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đang nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế các tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng.

 

Tuy nhiên, có thể nói, thời điểm này Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn, nếu không tận dụng cơ hội này để tái cơ cấu, khắc phục những yếu kém nội tại của nền kinh tế thì Việt Nam rất khó có thể phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.
  
Nâng cao hiệu quả đầu tư
  
Trong năm 2009, kích cầu đầu tư, đặc biệt xây dựng cơ bản (XDCB) là một nội dung quan trọng để ngăn chặn suy giảm kinh tế. Vì vậy, Chính phủ đã tập trung nguồn vốn cho kích cầu đầu tư nói chung và cho XDCB nói riêng rất lớn và được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Theo Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, nếu tính cả 17.000 tỷ đồng bảo lãnh vốn vay, tổng gói kích cầu lên đến 160.000 tỷ đồng. So với các nước trên thế giới, quy mô gói kích cầu hiện nay không lớn nếu xét tới giá trị tuyệt đối, song là vấn đề đáng quan tâm khi nó chiếm tới gần 10% GDP.
 

 Ðiểm đáng lưu ý ở đây là nguồn vốn đầu tư XDCB được huy động từ trái phiếu Chính phủ (TPCP) chiếm con số không nhỏ trong tỷ trọng vốn đầu tư. Ðây là nguồn vốn vay phải trả lãi được huy động trong dân cư và chủ yếu từ khu vực ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng... Năm 2009, Quốc hội đã phê chuẩn cho phép phát hành 36 nghìn tỷ đồng vốn TPCP, cộng với 7.733 tỷ đồng từ năm 2008 chưa sử dụng hết chuyển sang. Mới đây, Chính phủ đã quyết định bổ sung thêm 20 nghìn tỷ đồng TPCP, nâng tổng vốn đầu tư XDCB lên 64 nghìn tỷ đồng. Ðây là nguồn vốn rất lớn, có thể bảo đảm được mục tiêu kích cầu đầu tư năm 2009. Song, để phát huy tối đa hiệu quả tích cực của nguồn vốn TPCP, cần nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, rào cản trong quá trình giải ngân nguồn vốn TPCP những năm qua.

  
Ngoài các nguyên nhân chủ yếu do cơ chế, thì nguyên nhân chính khiến tốc độ giải ngân các dự án chậm là nằm ở "nút thắt" giải phóng mặt bằng và các thủ tục xây dựng công trình. Mặc dù từ đầu năm 2008, cơ chế mới (giao phần giải phóng mặt bằng cho địa phương, tăng tính chủ động cho nhà đầu tư) đã được áp dụng nhưng tiến độ giải phóng mặt bằng ở các địa phương, các công trình vẫn diễn ra khá chậm (chẳng hạn tuyến đường vành đai 3 Hà Nội, quốc lộ 6,...), tốc độ giải ngân nguồn vốn này trong thời gian qua quá chậm chạp. Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư XDCB, thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện (so với kế hoạch 2009) mới đạt 25,5%.
 

 Do đó, để khắc phục những hạn chế, trong năm 2009 cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo đối với lĩnh vực đầu tư XDCB,n Nhất là trong bối cảnh cả nước đang thực hiện các giải pháp kích cầu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Việc kiểm tra, đôn đốc, giải ngân tốt là nhiệm vụ quan trọng góp phần tăng hiệu quả của đầu tư. Ngoài ra, cần ưu tiên đầu tư giải ngân cho các dự án, công trình có tính chất cấp bách, quan trọng, có khả năng kích thích phát triển kinh tế của vùng, miền, những dự án mang lại nguồn thu ngân sách lớn, tạo việc làm cho người lao động. Chính phủ cần tăng hỗ trợ trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân, điều chuyển vốn giữa các bộ, ngành, địa phương khi không có khả năng triển khai, giãn và dừng các dự án kém hiệu quả. Ðẩy mạnh giải ngân vốn XDCB, đặc biệt là vốn năm 2009, đồng thời xem xét ngay các điều kiện để ứng vốn năm 2010. Khi mà nguồn vốn đầu tư của Nhà nước có hạn thì việc xác định đầu tư đúng, có trọng điểm, không dàn trải sẽ đem lại hiệu quả đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp.
  

Ðào tạo, sắp xếp lại và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực
 
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố có tính chất quyết định năng lực cạnh tranh của một quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng sâu rộng. Nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao sẽ tạo tiền đề cho một quốc gia phát triển và ngược lại, nguồn nhân lực chất lượng quá thấp sẽ kìm hãm khả năng phát triển. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại: tỷ lệ lao động có kỹ năng thấp; mất cân đối về cơ cấu lao động theo trình độ; lao động chất xám yếu và thiếu; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động kém... Ðặc biệt, trong bối cảnh nước ta phải chịu những tác động mạnh mẽ và sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, những yếu kém trong vấn đề nguồn nhân lực càng được bộc lộ rõ hơn, mà hệ quả rõ nét nhất là số lao động mất việc ngày càng tăng lên.
  
Chính phủ cần có những quyết sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: đào tạo lại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo theo hướng gắn liền với nhu cầu của thị trường lao động... Thực tế Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm vào việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gần đây nhất là những chủ trương, chính sách, các đề án nằm trong gói kích cầu. Song, nếu không tận dụng tốt cơ hội hiện nay, hoặc không có được quy hoạch (cả tổng thể và chi tiết) có chất lượng tốt nhằm nâng cao chất lượng lao động, chúng ta sẽ sa vào tình trạng dàn trải và lãng phí nguồn lực, có thể dẫn tới tụt hậu xa hơn so với các quốc gia khác.
 

Một vấn đề khác là việc tái cơ cấu, sử dụng nguồn nhân lực tại các cơ quan nhà nước ở cả trung ương và địa phương. Hiện nay, chất lượng và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của hệ thống cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước của Việt Nam còn nhiều bất cập, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, đối với bộ phận nhân lực quản lý, hạn chế chủ yếu là các kỹ năng cần thiết, như kỹ năng ra quyết định, kỹ năng phân công công việc, kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ... Hiện tượng "chảy máu chất xám" trong những năm gần đây cho thấy việc chọn lọc, loại bỏ những đối tượng kém năng lực, có chế độ đãi ngộ và giữ chân người tài làm việc cho khu vực nhà nước càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

 

 Yêu cầu cấp bách về môi trường
  

Cũng như một số nước đang phát triển khác, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam là điều khó tránh khỏi và đang là một trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển nông thôn, xây dựng hạ tầng, cùng với tăng dân số đang gây áp lực lên môi trường. Tài nguyên thiên nhiên, nhất là rừng, đất, nước mặt và nước ngầm, các hệ sinh thái tự nhiên ngày càng có nguy cơ bị suy thoái nặng. Các loài động vật, thực vật hoang dã, các nguồn gen quý và đa dạng sinh học nói chung đang có nguy cơ bị giảm sút nhanh chóng. Ô nhiễm nguồn nước ở nước ta đang ngày càng nghiêm trọng và diễn ra với tốc độ tăng nhanh, đặc biệt mức độ ô nhiễm nước ở một số khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung đã lên đến mức báo động.
 

Theo tính toán, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, nếu không có giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp, thì cứ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng gấp hai lần là mức độ ô nhiễm môi trường sẽ tăng từ ba đến bốn lần. Như vậy, ô nhiễm môi trường là một thách thức lớn  đối với quá trình phát triển của Việt Nam, và là một cái giá phải trả của quá trình CNH, HÐH. Cái giá này đặc biệt đắt nếu trong quá trình phát triển chúng ta bỏ qua hoặc không chú ý đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường. Nếu không có hệ sinh thái hỗ trợ, ngay cả các nước giàu cũng gặp khó khăn và chi phí cho môi trường có thể tiêu tán hết thành quả của tăng trưởng.

(Theo nhan dan)

  • Thiếu chính sách, khó phát triển công nghệ cao
  • Chuẩn bị điều kiện cho tăng trưởng nhanh và bền vững khi kinh tế toàn cầu hồi phục
  • Cơ hội đổi mới ở tầm cao hơn trong khủng hoảng kinh tế
  • Nguy cơ khủng hoảng lương thực
  • Nông nghiệp Việt Nam : Gánh nặng hay... tương lai ?
  • Khủng hoảng trước, khủng hoảng nay
  • Báo cáo của VFA màu hồng, cái nhìn các tỉnh màu xám
  • Đảm bảo an ninh lương thực: Cần đáp án cụ thể cho bài toán quỹ đất nông nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi