Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thận trọng chính sách tài khóa

Thận trọng với những dự án đầu tư đòi hỏi nguồn vốn ngân sách lớn. - tinkinhte.com
Thận trọng với những dự án đầu tư đòi hỏi nguồn vốn ngân sách lớn. Ảnh: Chí Cường
Việc mở rộng chính sách tài khoá trong năm 2009 đã giúp Việt Nam trở thành một trong số rất ít nền kinh tế trên thế giới sớm vượt qua suy giảm. Tuy nhiên, hệ lụy của chính sách này đang thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia kinh tế khi bước sang năm 2010.
 
Năm 2009, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đạt mức kỷ lục - 161 nghìn tỷ đồng, nếu cộng thêm các gói kích thích kinh tế trị giá 8 tỷ USD (tương đương 143 nghìn tỷ đồng) thì  có thể nói chính sách tài khoá của Việt Nam năm 2009 “nới lỏng chưa từng có trong lịch sử”.

Kết quả của việc nới lỏng chính sách tài khoá là tốc độ tăng trưởng GDP sau khi chạm đáy vào quý 1 (tăng 3,1%) đã tăng mạnh vào các quý sau đó và lấy lại tốc độ tăng trưởng bình quân vào quý 4 (tăng 6,8%). “Nhưng cũng nổi lên một số vấn đề vĩ mô đe doạ tính bền vững của sự phục hồi kinh tế trong năm 2010 và các năm tiếp theo như nguy cơ tái lạm phát, sức ép giảm giá VND, thâm hụt cán cân thanh toán, thâm hụt ngân sách… do độ trễ của chính sách tài khoá nới lỏng đem lại”, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Chương trình giảng dạy Fulbright lo ngại.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2010 tăng 1,36% so với tháng 12/2009, được xem là tín hiệu đầu tiên cho thấy CPI năm 2010 có thể ở mức cao, nguy cơ tái lạm phát có thể xảy ra. Ngoài tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2009 ở mức quá nóng (tăng trên 37%), tăng lương cơ bản, nguyên nhiên vật liệu đầu vào nhập khẩu tăng do sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, sức ép giảm giá của VND để đẩy mạnh xuất khẩu… còn có nguyên nhân từ hệ quả của gói kích cầu năm 2009.

“Trên thị trường vốn, các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ thành công rất ít cho thấy các nhà đầu tư có xu hướng tin rằng, lạm phát sẽ gia tăng nên không chấp nhận mức lãi suất Bộ Tài chính đưa ra. Trên thị trường tiền tệ, các ngân hàng thương mại đã phải nâng lãi suất huy động lên đến 10,499%/năm (mức tối đa mà Ngân hàng Nhà nước cho phép là 10,5%/năm) nhưng vẫn khó huy động vốn do người dân tin rằng với lãi suất huy động như hiện nay khó có thể bù lại với tốc độ tăng CPI”, ông Tự Anh phân tích.

Để bảo đảm đạt tốc độ tăng GDP năm 2010 là 6,5% như Nghị quyết của Quốc hội, theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm nay phải tăng khoảng 12% so với năm 2009 (tương đương 41,5% GDP). Để nguồn vốn khổng lồ này đi vào nền kinh tế mà không gây ra lạm phát, theo ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) cho hay, một mặt phải thắt chặt chính sách tài khoá theo hướng thắt chặt chi tiêu hành chính, tiếp tục rà soát các dự án đầu tư có nhu cầu nhập khẩu lớn… Mặt khác, chính sách tiền tệ phải được điều hành linh hoạt hơn nhưng theo hướng thắt chặt.

Cho rằng “Việt Nam không nên tăng trưởng GDP bằng mọi giá mà phải hướng theo tăng trưởng GDP ở mức hợp lý và bền vững, ông Đặng Văn Thanh, chuyên gia cao cấp của Quốc hội cũng cho rằng, để giảm chi tiêu trực tiếp từ ngân sách, gây áp lực nên lạm phát, từ năm 2010 trở đi cần phải tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá, xã hội”.

Đồng quan điểm này, ông Tự Anh cũng cho rằng, nếu chỉ chạy theo tốc độ tăng trưởng GDP ngắn hạn thì nhiều khả năng nền kinh tế sẽ phải đánh đổi bằng sự bất ổn, thiếu bền vững và hệ quả là GDP tăng trưởng chậm trong trung và dài hạn. Thậm chí, nếu chính sách tài khoá điều hành không phù hợp sẽ dẫn đến khi nền kinh tế thế giới phục hồi cũng chính là lúc nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ bất ổn.

Để “hoá giải” những nguy cơ bất ổn của nền kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng việc thắt chặt chính sách tài khoá đồng thời tăng hiệu quả của chi ngân sách được các chuyên gia xem là cần thiết. Điều này sẽ giúp giảm sức ép lên CPI và giảm rủi ro khi có những biến động bất lợi từ bên ngoài.

“Chính phủ phải thận trọng với những dự án đầu tư đòi hỏi nguồn vốn ngân sách lớn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ của những dự án đầu tư lớn đang triển khai và hạn chế khởi công mới những dự án đầu tư lớn trong năm 2010 để tránh rủi ro nếu không thu xếp được nguồn vốn”, ông Tự Anh nhấn mạnh.

Năm 2010, dự kiến sẽ có 66.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành để đầu tư cho các công trình. Đứng trước nguy cơ lạm phát có thể quay trở lại, ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ràng, cần phải thắt chặt chính sách tài khoá theo hướng, các công trình, dự án sử dụng bao nhiêu vốn thì phát hành bấy nhiêu trái phiếu Chính phủ chứ không nhất thiết phải “đầu tư theo kế hoạch”.

(Theo Mạnh Bôn // Báo đầu tư)

  • Góc nhìn chuyên gia: Phát triển kinh tế tư nhân và tập đoàn kinh tế tư nhân
  • Tài nguyên nước Việt Nam “kêu cứu”
  • Tư tưởng đổi mới kinh tế đã được kiểm chứng
  • Nỗ lực kiềm chế lạm phát
  • Việt Nam hướng tới kinh tế thị trường với tốc độ cao nhất
  • Để đảo chiều đi của hạt muối
  • Tăng giá điện 2010: Tác động có thể lớn hơn dự báo
  • Hạn chế tối đa yếu tố phát sinh lạm phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi