Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháng 11, CPI dự báo tăng 0,8%

Bản tin mới công bố của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) dự báo, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 sẽ tăng khoảng 0,8%.

Nguyên nhân tác động đến chỉ số giá tháng 11 được xác định là do tỷ giá VND/USD đang có xu hướng tăng; Bão lụt gây thiệt hại nặng nề ở miền Trung; Giá nhiều mặt hàng tăng, kể cả hàng tiêu dùng nói chung và các mặt hàng thiết yếu như thép, phân bón, thực phẩm, gas…

Diễn biến thực tế trên thị trường, nguồn cung giảm ở các mặt hàng lương thực, thực phẩm, cộng thêm tâm lý lo ngại tiền đồng mất giá khiến chỉ số CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống dự báo sẽ tăng khá cao trong tháng này. Tiếp đến, gas, thép xây dựng, nhà ở, điện nước, vật liệu xây dựng cũng tăng giá dưới sức ép điều chỉnh tỷ giá USD/VND cũng có chiều hướng tăng mạnh.

Ngoài ra, dịp lễ, tết sắp tới cũng sẽ khiến lực cầu sản xuất và tiêu dùng tăng mạnh, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc tăng chỉ số CPI.

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia, những tháng cuối năm, mặt bằng lãi suất khó có thể giảm khi cầu vốn kinh doanh tăng cao. Trong khi đó, do CPI đang trong xu hướng tăng, cộng với những biến động giá vàng gần đây, khiến người dân không mặn mà gửi tiền tiết kiệm. 

Hiện, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 đang chờ công bố chính thức từ Tổng cục Thống kê trong thời gian tới. Những biến động quá mạnh và khó dự báo hiện nay có thể sẽ thay đổi sai số trong dự báo vừa được công bố này.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Chờ đợi gì ở năm 2011?
  • CPI tháng 11 cao đến mức nào?
  • Thiệt vì đô la hóa
  • Sông ngòi dày đặc, Việt Nam vẫn là quốc gia thiếu nước
  • Đừng để muối tan về biển !
  • Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: Lấy ngắn nuôi dài
  • Nhiều bất cập trong quản lý đường thủy ở TP Hồ Chí Minh
  • Có nên cấp vốn trở lại cho Petro Vietnam?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi