Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm cơ hội trong khó khăn

Ông Trần Xuân Mai, Giám đốc Công ty Gỗ mỹ nghệ cơ khí đúc xuất khẩu và xây dựng - Amiexco (Nam Định) cho biết, Công ty đã ký được hợp đồng xuất khẩu tới tháng 9/2009.

Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2009, 100 container hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đã được xuất sang Mỹ. Theo kế hoạch, tháng 5 tới, hai nhà phân phối lớn hàng thủ công mỹ nghệ của Mỹ sẽ ký hợp đồng phân phối độc quyền với Amiexco đối với các sản phẩm đồ tre mỹ nghệ.

"Tuy nhiên, đó là tất cả những gì chúng tôi có thể nói được vào thời điểm này. Chúng tôi đang lo lắng cho kế hoạch kinh doanh sau tháng 9/2009 và năm 2010. Vì thực tế doanh số hàng xuất khẩu có tăng, song giá bán giảm tới 40%, trong khi tình hình nguyên liệu, vốn của chúng tôi ngày càng bí bách", ông Mai cho biết.

Công ty cổ phần Thăng Long cũng đang ở tình trạng khá khả quan khi hợp đồng gia công cho Tập đoàn IKEA của Thuỵ Điển vừa được ký lại. Bà Trần Thuý Nga, Giám đốc Công ty cho rằng, dẫu giá gia công cho hợp đồng ký mới năm 2009 giảm khá nhiều do giá hàng của IKEA trên thế giới cũng giảm mạnh, song vẫn còn may mắn hơn nhiều công ty không tìm được đơn hàng xuất khẩu cho năm nay.

"Bấp bênh của các DN làm hàng xuất khẩu là giá xuất đã ký với khách hàng, nhưng các chi phí sản xuất, kinh doanh lại biến động khó lường. Hiện tại, chi phí liên quan tới điện, nước... đều tăng, đương nhiên lợi nhuận của chúng tôi phải giảm đi", bà Nga phân tích.

Nếu như nhìn vào những khảo sát mới đây về thực trạng hoạt động của DN, cũng như thông tin về tình trạng sa thải lao động của một số DN có vốn đầu tư nước ngoài, có lẽ những trường hợp như 2 công ty trên vẫn thuộc diện điểm sáng.

Trong khảo sát kỳ vọng về lợi nhuận ròng quý I/2009 của các DN Việt Nam do một tổ chức quốc tế tiến hành lần đầu tại Việt Nam được đưa ra tại cuộc Toạ đàm “Doanh nghiệp trẻ Việt Nam góp phần chống suy giảm kinh tế” do Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam tổ chức cuối tuần trước, hầu hết các DN hoạt động trong ngành sản xuất khá bi quan về viễn cảnh lợi nhuận ròng trong quý I/2009, thậm chí lợi nhuận âm là đánh giá phổ biến.

Duy chỉ có dịch vụ cho DN và xây dựng có được kỳ vọng dương về lợi nhuận ròng. Một cách tổng thể thì chỉ 1% các DN kỳ vọng về mức dương cho lợi nhuận ròng trong quý I này - một mức rất thấp.

Khảo sát này cũng cho thấy, mức suy giảm lớn về đơn hàng mới với các DN. Đa phần các DN trong lĩnh vực chế tạo cảm thấy bi quan về số lượng đơn hàng mới. Khoảng 45% số phiếu mong đợi số đơn hàng mới sẽ tăng, trong khi một tỷ lệ đáng kể 34% cho rằng, sự suy giảm đơn hàng diễn ra trong cả quý I/2009. Chỉ số lạc quan cho số lượng đơn hàng mới ở mức 11%, trong đó chỉ số lạc quan thấp nhất thuộc về khu vực chế tạo hàng không lâu bền.

Tương tự, một khảo sát mới đây của Hội Doanh nghiệp trẻ TP.HCM cho thấy, 30% các DN thành viên có thể lâm vào tình trạng "tạm thời đóng cửa", 30% còn lại cảm thấy bất ổn với các hoạt động hiện tại. Như vậy, ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ TP.HCM cho biết, số DN còn lại đang cố gắng vượt khó.

"Điều đáng nói là, những thay đổi khá đột ngột của giá thành nguyên liệu đầu vào, cũng như thiếu nguồn vốn dài hạn đang khiến không ít DN thực sự khó khăn. Hiện tại, chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho các DN là rất đáng kể, song đó là nguồn vốn ngắn hạn. Các DN cần hơn cả nguồn vốn dài hạn để có thể tiến hành tái cấu trúc, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời điểm hiện nay", ông Vị đề nghị.

Thực ra, theo ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách kinh tế Vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), những hỗ trợ của Chính phủ với DN có thể nói là đã hết dung lượng và khó có đột phá mới hơn.

Chính phủ đã hỗ trợ tín dụng; chỉ đạo các tổng công ty lương thực thu mua hết lúa nông sản hàng hoá cho nông dân; cơ cấu lại đầu tư nhà nước, khởi động lại các dự án hạ tầng quan trọng; bố trí lại, tăng thêm vốn đầu tư phát triển hạ tầng; giảm 30% thuế thu nhập DN đến hết năm 2009 cho các DN; hoàn ngay 90% thuế VAT cho hàng xuất khẩu, miễn thuế VAT cho một số sản phẩm; nới lỏng chính sách tiền tệ, hỗ trợ DN trong việc trả lương... Phần việc chính của Chính phủ là đẩy nhanh hiệu quả thực tiễn của các giải pháp.

Như vậy, dư địa vượt khó đang thuộc về khả năng của mỗi DN. Tuy nhiên, đáng nói là cơ hội này chỉ đến với DN có thực lực, có nguồn lực, có vốn. "DN nên tính tới những cơ hội từ sáp nhập, hợp nhất để có DN tốt hơn. Việc cấu trúc lại thị trường, cấu trúc lại nhu cầu khách hàng cũng phải được tính tới.

Tôi không muốn bàn luận nhiều về cơ hội nhập khẩu thiết bị, công nghệ giá rẻ mà nhiều DN đang đặt kế hoạch, song các DN cần trả lời được câu hỏi là nhu cầu của thị trường sau khủng hoảng, cũng như khả năng cạnh tranh của các đối thủ của mình như thế nào", ông Cung nói.

Với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, cơ hội để tiếp cận vốn đang mở ra với chính sách bảo lãnh thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc VDB, Ngân hàng đã sẵn sàng, nhưng chưa nhiều doanh nghiệp đến.

( Theo báo Đầu tư )

  • Thách thức và kỳ vọng
  • Triển vọng kinh tế trung và dài hạn của Việt Nam
  • Cần đẩy mạnh kích cầu cho thị trường
  • Niềm tin vào nội lực phát triển của Việt Nam
  • Cách nhìn của... “người ngoài”
  • Standard Chartered: Việt Nam tăng trưởng GDP 4,2% năm nay
  • Nhu cầu trong nước giúp Việt Nam giảm ảnh hưởng xấu của khủng hoảng kinh tế
  • Doanh nghiệp là trung tâm!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi