Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tư vấn cho Việt Nam, GS Tom Cannon: Tiềm năng của Việt Nam đang bị phân tán

Theo GS Tom Cannon, Việt Nam có một bộ phận cộng đồng kinh doanh của người Việt ở nước ngoài hoạt động khá hiệu quả, nếu thu hút được các tài năng kinh doanh này thì sẽ rất tốt cho đất nước.

GS Tom Cannon

Theo dự báo của GS Tom Cannon, châu Á, đặc biệt khu vực Đông Nam Á sẽ khôi phục kinh tế nhanh hơn so với ở Mỹ và châu Âu. Qua các cuộc nói chuyện với đại diện chính phủ các nước như Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ thì các nhà lãnh đạo này đều bày tỏ sự tin tưởng vào sự phục hồi nhanh của nền kinh tế đất nước.

Đây là yếu tố tâm lý rất tốt. Người lao động tin tưởng vào sự phục hồi của nền kinh tế còn các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy cơ hội sau khủng hoảng.

Thách thức của Việt Nam là làm sao thích nghi được với những thay đổi trong tình hình hiện nay của thế giới, trong đó có việc quản lý sự phục hồi đó như thế nào.

“Những nền kinh tế đã lên kế hoạch cho giai đoạn phát triển của mình thì sẽ không mấy khó khăn đạt được mục tiêu sau khủng hoảng” - ông nói.

Theo ông, nguồn năng lượng mới cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba sẽ hoàn toàn khác. Đó là sự phát triển dựa vào tri thức. Hiện Việt Nam có những tiềm năng đang bị phân tán.

Điển hình là việc có một bộ phận cộng đồng kinh doanh của người Việt Nam ở nước ngoài hoạt động khá hiệu quả (ở Luân Đôn, Mỹ, châu Au). Theo đánh giá, chỉ riêng ở Úc, những doanh nhân năng động và mạnh mẽ nhất chính là các Việt kiều.

Nếu thu hút được các tài năng kinh doanh này thì sẽ rất tốt cho đất nước. Vấn đề ở đây không phải là tập trung các nhóm ngành, các doanh nghiệp cùng ngành nghề lại thành một cụm mà quan trọng là tập trung được các tài năng đang rải rác ở các nơi về làm ở một chỗ. Cùng với đó là việc phải xây dựng một mạng lưới liên kết các tài năng này lại với nhau.

“Vấn đề ở đây không phải là tập trung các nhóm ngành, các doanh nghiệp cùng ngành nghề lại thành một cụm mà quan trọng là tập trung được các tài năng đang rải rác ở các nơi về làm ở một chỗ” - GS Tom Cannon nói.

Theo GS Tom Cannon, cần xem xét lại vai trò của Hà Nội và TPHCM trong sự phát triển của nền kinh tế. Với những thành phố, các khu công nghiệp và cấu trúc giao thông hợp lý thì Việt Nam sẽ chuyển dịch nhờ những thành phố này, thậm chí có khả năng vượt qua các thành phố lớn trong khu vực.

Cần cách tiếp cận mới về xuất khẩu

Trước câu hỏi làm thế nào để Việt Nam xây dựng thương hiệu quốc gia có tầm thế giới, GS Tom Cannon cho rằng hiện vẫn có xu hướng đánh giá thấp về sự phát triển Việt Nam ở các nước châu Âu.

Về khía cạnh marketing, Việt Nam có sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước nhưng lại chưa sử dụng lợi thế này một cách khôn ngoan. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam là một ví dụ.

Khi vào quầy cà phê ở bất cứ siêu thị nào ở Pháp, Anh, Mỹ hay Đức sẽ có đủ các nhãn hiệu cà phê của các nước nhưng không thấy sự xuất hiện của thương hiệu cà phê Việt Nam. Điều này có phải do cà phê Việt Nam bán giá rẻ nên các nước nhập về làm nhiên liệu chế biến?

Gạo cũng vậy. Nếu chúng ta không cho người tiêu dùng có cơ hội chọn sản phẩm từ Việt Nam thì làm sao có thể xuất hiện trên diện rộng. Với ngành du lịch cũng tương tự. Việt Nam phải xác định được thu hút khách du lịch từ đâu.

Làm sao phải để các hãng hàng không quốc tế coi Việt Nam là cửa đến hoặc nơi đến, khách du lịch đến Việt Nam là những doanh nhân. Vấn đề cũng đặt ra tương tự đối với nhiều ngành khác trong việc mở rộng thị trường.

Để xóa bỏ hình ảnh này thì xuất khẩu các hàng nông sản của Việt Nam cũng cần có sự sáng tạo và cách tiếp cận thị trường mới thay vì chủ yếu chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô như hiện nay.

Doanh nghiệp phải đầu tư hơn cho nghiên cứu và phát triển

Nhấn mạnh về vai trò của tri thức và đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam, GS Tom Cannon cho rằng các trường đại học hiện nay có thể được ví như các mỏ dầu cho tương lai. Sau khủng hoảng Việt Nam cần quyết tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho nghiên cứu phát triển.

“Nếu không huy động được tiền cho nghiên cứu phát triển thì khi kinh tế có sự thay đổi sẽ nhìn thấy rất rõ điều này. Đây là động lực để vượt qua và tăng sức cạnh tranh. Kế hoạch của Việt Nam trong thời gian tới không chỉ là ra khỏi suy thoái mà phải tận dụng điều kiện để vươn lên. Nói cách khác là không chỉ thắng ở lúc mới chạy đua mà quan trọng là thắng ở cuối cuộc chạy đua”- GS Tom Cannon nói.

Giáo sư Tom Cannon là một trong những giáo sư hàng đầu thế giới về vạch định phát triển chiến lược và là cố vấn cao cấp của trên 30 tập đoàn xuyên quốc gia như: American Express, Goldman Sachs, Microsoft, Airbus, Tesco, BT, NatWest Bank, BP, Shell, Hong Kong & Shanghai Banking Corporation (HSBC),... Ông là cha đẻ của cuốn sách nổi tiếng Guinness những Kỷ lục trong Kinh doanh và hiện là giáo sư giảng dạy chuyên ngành phát triển chiến lược của Đại học Livepool (Anh). Ông cũng là cố vấn cho chính phủ Anh, Nga, Malaysia.

 

(Theo Phạm Tuyên // Tienphong Online)

  • Cơ hội phát triển kinh tế của Việt Nam
  • Mở đường đánh thức tiềm năng
  • Trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày: Chưa có thì mong, có rồi bỏ trống!
  • Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính: Liều thuốc hữu hiệu
  • Nên tổ chức bộ máy lãnh đạo quy hoạch kiến trúc ra sao?
  • Vì sao vẫn khó xây nhà giá thấp?
  • Hải quan và doanh nghiệp: Thiếu tiếng nói chung
  • 7 tháng, tổng thu NSNN ước đạt 222.120 tỷ đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi