Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Về đích trong gian nan

 Năm 2010 sắp khép lại, sản xuất nông nghiệp đã có dấu ấn rõ nét về sự tăng trưởng, là trụ đỡ quan trọng bảo đảm an ninh lương thực bền vững. Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan và chủ quan, sản xuất nông nghiệp đã bộc lộ một số tồn tại cần tập trung giải quyết trong giai đoạn mới.

Những con số ấn tượng

Với việc đóng góp gần 40 triệu tấn lương thực (vụ đông xuân 19,2 triệu tấn, vụ hè thu 10,3 triệu tấn, vụ mùa và thu đông 10,4 triệu tấn), sản lượng lúa thu hoạch của cả nước trong năm đạt cao nhất từ trước tới nay và cao hơn gần 1 triệu tấn so với năm ngoái. Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Trí Ngọc cho rằng, nhờ sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt, kịp thời về cơ cấu giống, thời vụ, hướng dẫn chăm sóc cây trồng, phòng trừ sâu bệnh, hạn mặn, các cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời nên sản lượng lúa tăng về cả năng suất và sản lượng. Việc tạo ra khối lượng lớn lương thực, không những giúp củng cố vững chắc an toàn lương thực trong nước mà còn có thêm sản phẩm dư thừa để xuất khẩu. Trong năm, cả nước đã xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo (tương đương hơn 3 tỷ USD), Việt Nam là nước thứ hai sau Thái Lan xuất khẩu nhiều gạo. Cùng với thắng lợi của sản xuất lúa, nâng kim ngạch xuất khẩu gạo tăng gần 16% so với năm trước, các lĩnh vực xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng trưởng khá. Ấn tượng nhất là cao su tăng 92,8%, tiếp đến là nhân điều 32,5%, hạt tiêu 23%, các mặt hàng thủy sản 16,3%... Cao su là một trong những mặt hàng nông sản có kim ngạch tăng trưởng cao, đạt 2,2 tỷ USD, tăng gần hai lần so với năm trước. Riêng mặt hàng gỗ, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,3 tỷ USD, tăng 300 triệu USD so với dự kiến. Thủy sản có kim ngạch đạt gần 4,8 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay; cà phê xuất khẩu khoảng 1,15 triệu tấn, tương đương 1,7 tỷ USD... Việt Nam tiếp tục là nước có số lượng và kim ngạch xuất khẩu nhân điều đứng đầu thế giới, với trị giá hơn 1 tỷ USD.

Chế biến dứa xuất khẩu tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình). Ảnh: Huy Hùng

Trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp không tăng và gặp nhiều khó khăn do tác động của nhiều yếu tố bất lợi nhưng nông nghiệp vẫn có bước chuyển mình mạnh mẽ, quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ngày càng hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả năm đạt hơn 18 tỷ USD cho thấy sự nỗ lực cao độ của Chính phủ và các địa phương. Sự phát triển ổn định trong nông nghiệp như hiện nay là tiền đề quan trọng giúp chúng ta đẩy nhanh hơn nữa công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Tăng đầu tư cho nông nghiệp

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng nền nông nghiệp nước ta vẫn đối diện với nhiều khó khăn do thời tiết nắng nóng, khô hạn gay gắt trên diện rộng ở miền Bắc và miền Trung; nước mặn xâm nhập sâu tại các cửa sông; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi và luôn tiềm ẩn những nguy cơ cao; giá cả vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất; quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn; thị trường tiêu thụ nông sản nhiều diễn biến bất lợi... Ảnh hưởng nặng nề nhất là 3 đợt mưa lũ lịch sử trong vòng 50 năm qua xảy ra trong tháng 10 và nửa đầu tháng 11 khiến sản xuất nông nghiệp các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận và Khánh Hòa điêu đứng; đầu năm, tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung hạn hán diễn ra khốc liệt, có thời điểm mực nước sông Hồng xuống thấp lịch sử trong vòng 100 năm qua, còn tại miền Nam có thời điểm nước mặn xâm nhập sâu gần 70km đã ảnh hưởng không nhỏ đến khung thời vụ và năng suất cây trồng...

Ngoài ra, trong năm qua, sản xuất nông nghiệp nước ta còn chịu nhiều yếu tố bất ổn, kém bền vững. Thể hiện rõ nhất là quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có những vùng sản xuất hàng hóa lớn. Theo Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Hoàng Kim Giao, thậm chí chúng ta còn phải nhập khẩu một số loại lương thực như ngô, đậu tương phục vụ ngành chăn nuôi. Điều dễ nhận ra trong sản xuất nông nghiệp là tình trạng làm ăn theo lối tự phát hoặc phong trào, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn kém, hệ lụy để lại nhiều khi rất nặng nề. Tình trạng doanh nghiệp, nông dân đơn phương phá hợp đồng trong mua, bán sản phẩm nông nghiệp diễn ra ngày càng phổ biến khi lợi ích trái ngược nhau gây thiệt thòi cho cả nông dân và doanh nghiệp...

Để ngành nông nghiệp bứt phá trong năm 2011, Bộ NN&PTNT khẳng định, ngoài khắc phục những khiếm khuyết chủ quan và khách quan trong năm qua, Bộ sẽ tăng cường đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp, nhất là lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt, giúp nông dân tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi trên một đơn vị diện tích đất canh tác; hướng dẫn các địa phương và nông dân lựa chọn ngành hàng chủ lực có lợi thế cạnh tranh, khả năng phát triển lớn, chuyên canh, đa canh... Liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, bà Trần Thị Miêng, Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho hay, xuất khẩu năm 2011 khó có lợi thế về giá như năm trước, do đó, cùng với việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ tài chính cho nông dân đầu tư sản xuất, giúp họ nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

(Theo Thúy Nga/HNMO)

  • VN là nhân tố quan trọng trong chính sách của Ấn Độ
  • Giáo sư Michael Porter: Việt Nam cần nhắm tới tính cạnh tranh dài hạn
  • GS. Trần Văn Thọ: Việt Nam trước dòng thác công nghiệp của Trung Quốc
  • “Bức tranh” kinh tế - xã hội năm 2010
  • Quản lý nợ công: Không thể xem nhẹ yếu tố rủi ro
  • Sông Nhuệ bị lấn chiếm nghiêm trọng
  • Sự ổn định ở ngay trước mắt
  • Việt Nam không dễ có tên trên bản đồ F1 thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi