Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao nhập siêu Việt Nam khó giảm ?

Mặc dù chủ trương thúc đẩy sử dụng vật tư, nguyên liệu trong nước để giảm nhập siêu đã được áp dụng nhưng mức độ tiêu thụ của các doanh nghiệp vẫn còn thấp. Hầu hết các dự án lớn đều rơi vào tay nhà thầu nước ngoài khiến tỷ lệ nhập siêu của nước ta khó giảm.

Đó là nhận định được đưa ra tại Hội nghị Sơ kết một năm thực hiện các biện pháp tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được công tác đấu thầu do Bộ Công Thương tổ chức ngày hôm qua (28/9).

Doanh nghiệp trong nước bộ lộ nhiều yếu kém

Với chủ trương tăng cường sử dụng các thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất  nhằm góp phần giảm nhập siêu đồng thời tạo điều kiện cho các ngành sản xuất này phát triển, ngày 20/4/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị  số 494/CT-TTg.

Theo đánh giá sơ bộ của Bộ Công Thương, sau một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 494, các đơn vị trong ngành đã đạt kết quả khả quan, góp phần đáng kể trong việc giảm  nhập siêu. 

Nếu như năm 2010 tỷ lệ nhập siêu là 17,47%, 8 tháng năm 2011 tỉ lệ này là 9,46% và dự kiến cả năm 2011 sẽ đạt mức thấp hơn chỉ tiêu đặt ra là 16%.

Mặc dù kết quả trên bước đầu được đánh giá là khả quan, nhưng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang, vẫn chưa tương xứng với mong đợi khi mà 83% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu  của cả nước hiện nay chủ yếu là máy móc, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất.

Nguyên nhân được Thứ trưởng Bộ Công Thương đưa ra là do một số máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước có chất lượng và giá cả chưa cạnh tranh được với các máy móc, thiết bị cùng loại được nhập khẩu. Đặc biệt là các loại được nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Đài Loan…

Cùng với những khó khăn về giá cả, theo ý kiến của các doanh nghiệp đưa ra tại Hội nghị, nhiều máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu thuộc gói thầu/hợp đồng trọn gói, do vậy rất khó khăn cho chủ đầu tư trong việc yêu cầu nhà thầu phải sử dụng các sản phẩm trong nước.

Theo lập luận của ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội cơ khí Việt Nam, điểm hạn chế của tình trạng đấu thầu  “chìa khóa trao tay” (EPC - gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) hiện nay khiến cho ngành cơ khí không phát triển được. Nhiều công trình nhà máy điện ta có thể làm được 35-40% giá trị công trình nhưng rơi vào tay nhà thầu nước ngoài.

Ông Thụ cho biết thêm, Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đã cảnh bảo từ năm 2007 khi các dự án xi măng đầu tiên ở Ninh Bình do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư đã nhập toàn bộ thiết bị xi măng, đưa toàn bộ vật tư, lao động kể cả lao động phổ thông sang làm các công trình này với chất lượng thiết bị, công nghiệp lạc hậu. Đến năm 2011, có tới 20 công trình điện do nhà thầu Trung Quốc thực hiện EPC.

Đặc biệt, có những công trình hoàn toàn vay vốn trong nước nhưng vẫn là tổng thầu EPC. Trong khi đó, có rất nhiều chủ đầu tư trong nước tâm huyến với các dự án như Tập đoàn dầu khí Việt Nam là một ví dụ.

Cần có chính sách ưu đãi rõ ràng

Theo ông Vũ Việt Kha, Tổng giám đốc Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp cho rằng, cần phải sửa đổi một số khoản, mục chi tiết trong một số điều của Luật Đấu thầu để các doanh nghiệp trong nước có khả năng tham gia nhiều hơn vào các hợp đồng EPC.

Cụ thể, theo ông Kha, đối với dự án đầu tư do các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước làm chủ đầu tư, yêu cầu chủ đầu tư dự án phải sử dụng máy móc, thiết bị, hàng hóa vật tư trong nước bằng cách Nhà nước chỉ định cho liên doanh (do các doanh nghiệp trong nước có năng lực) thực hiện. Từ đó, nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý quay lại tạo việc làm cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách bảo hộ một số hàng hóa sản xuất trong nước đối với nước ngoài một cách có điều kiện, có thời gian bằng các rào kỹ thuật mà việc bảo hộ này không ảnh hưởng gì đến các cam kết, quy định của các tổ chức và thông lệ quốc tế. Có như vậy, một số lĩnh vực sản xuất và một số sản phẩm, hàng hóa trong nước mới có điều kiện phát triển, từ đó đủ sức cạnh tranh với hàng nhập ngoại. Đây cũng là một cách giảm nhập siêu.

Tuy nhiên, đại diện Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công thương) cũng nhấn mạnh, cần có đánh giá cụ thể thế nào là thiết bị sản xuất trong nước, nếu không bóc tách được thì sẽ ưu đãi nhầm cho cả những sản phẩm nước ngoài.

Chia sẻ những khó khăn này, Thứ trưởng Lê Dương Quang cho biết, tới đây, bên cạnh việc trình Chính phủ phê duyệt và ban hành Quy chế quản lý mua sắm hàng hóa thực hiện dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, Bộ sẽ tiếp tục ban hành Quyết định bổ sung các hàng hóa trong nước đã sản xuất được vào Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được.

Bên cạnh đó, đề xuất Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị trong nước sản xuất, đặc  biệt là chính sách, biện pháp thúc đẩy ngành cơ khí phát triển để nâng cao tỷ lệ  nội địa hóa trong các dự án đầu tư.

Yến Nhi

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(Báo điện tử VnMedia)

  • Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam?
  • Nhà thầu nội khó trúng thầu vì cơ chế
  • Việt Nam: Vì sao mọi mặt trận kinh tế đều bất ổn?
  • Hiện tượng chuyển giá: DN nội nối gót DN FDI
  • Lạm phát do đâu?
  • GDP 9 tháng tăng 5,76%
  • CPI tháng 9 và “hiệu ứng” ngày khai trường
  • Năng lực cạnh tranh của Việt Nam: Tụt hạng vì những vấn đề cũ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi