Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam chưa có chuyên gia tính toán

Cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có ai đủ tầm để được gọi là chuyên gia tính toán - đó là lời khẳng định của Thứ trưởng Bộ tài chính Trần Xuân Hà tại cuộc họp liên quan đến dự Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức mới đây.

Ông Hà cho rằng, chuyên gia tính toán là một phần của công tác quản lý giám sát, 85% các nước là thành viên của Hiệp hội Bảo hiểm Quốc tế đã phê duyệt chuẩn mực này. Chuyên gia tính toán không chỉ làm việc cho doanh nghiệp mà còn hỗ trợ cho cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm.

Tuy nhiên, do hiện nay trong nước chưa có chuyên gia tính toán nên các doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phải thuê chuyên gia tính toán nước ngoài. Tìm được chuyên gia tính toán thực sự giỏi cũng không hề đơn giản, hầu hết phải thông qua các công ty săn đầu người. Thực tế hiện nay trên thế giới chỉ một số nuớc có trường đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực này.

Trong khi đó, các chuyên gia tính toán đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự thành bại của các công ty bảo hiểm. Những chuyên gia này có nhiệm vụ định giá sản phẩm bảo hiểm, tính toán khả năng thanh toán của công ty đối với hợp đồng bảo hiểm và tính toán dự phòng các hoạt động bảo hiểm cũng như đảm bảo được khả năng sinh lời của công ty.

Tiếp đến, chuyên gia tính toán là người bảo vệ khả năng tài chính của công ty bảo hiểm, họ phải tính toán sao cho công ty có đủ khả năng thanh toán các hợp đồng, cũng như đảm bảo mức tài chính dự phòng cho các hoạt động khác. Do vậy, chuyên gia tính toán thường là những người giỏi về toán, ngoài ra đòi hỏi phải có sự nhạy bén trong kinh doanh, thị trường để có thể đưa ra những sản phẩm bảo hiểm thiết thực đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Chính vì tầm quan trọng của chuyên gia tính toán mà mới đây trong dự Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi chuẩn bị được trình Quốc hội khoá 8 có quy định, việc thay đổi chuyên gia tính toán tại các doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính phê chuẩn.

(Theo Nguyễn Quân // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Vì sao mô hình quy hoạch triệu đô vẫn xếp kho?
  • Việt Nam có thể sản xuất được hơn 50 % tân dược thiết yếu
  • Phải xem lại công nghệ thải bùn đỏ
  • Tăng trưởng GDP của Hà Nội được dự đoán đứng đầu thế giới
  • Các năm 2013 - 2014 có thể thiếu điện nghiêm trọng
  • 2006 - 2010: Tăng trưởng GDP có thể không đạt mục tiêu
  • Điều tra tài nguyên, môi trường biển để lập quy hoạch phát triển
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Nền kinh tế mơ hồ và khó nắm bắt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi