Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Tài nguyên nước với lĩnh vực truyền thông” trong khuôn khổ dự án Nâng cao năng lực đánh giá và quản lý tài nguyên nước Việt Nam do Cục Quản lý tài nguyên nước tổ chức tại Hà Nội ngày 20-10.
Theo Cục Quản lý tài nguyên nước, tổng lượng nước mặt của Việt Nam ước tính khoảng 830-840 tỉ m3/năm. Tuy nhiên, tài nguyên nước lại phân bố không đều: 3 tháng mùa lũ, lượng nước chiếm khoảng 80% tổng lượng nước hàng năm, trong khi đó 9 tháng mùa khô, lượng nước chỉ chiếm 20-25% tổng lượng nước.
Hiện chất lượng nước dưới đất nhìn chung đáp ứng được các yêu cầu sử dụng. Nhưng qua khảo sát, lượng nước mặt ở các thành phố, đô thị, khu công nghiệp, làng nghề tập trung, vùng nông thôn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngoài ra, nước ngầm tầng nông đã bắt đầu bị ô nhiễm do nước thải và chất thải công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và khai thác mỏ. Bên cạnh đó, một số vùng khai thác sử dụng thiếu quy hoạch gây nhiễm bẩn, nhiễm mặn và hạ thấp mực nước.
Theo ông Lê Hữu Thuần, Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, so với các nước trên thế giới, Việt Nam là quốc gia có tài nguyên nước trung bình nhưng đang và sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước trong tương lai gần. Thách thức trong quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam chính là việc phân bố nguồn nước không đều theo không gian và thời gian, sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội cũng như suy thoái, ô nhiễm tài nguyên nước do khai thác sử dụng quá mức và không hợp lý các nguồn nước...
“Tài nguyên nước của Việt Nam không phải là vô hạn, nó sẽ ngày càng suy giảm nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ và giữ gìn bởi 2/3 tổng lượng nước của Việt Nam là từ nước ngoài chảy vào”, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai nhấn mạnh.
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com