Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam có thể chỉ đạt tăng trưởng GDP 4,6% vào năm 2020

Với tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động trung bình từ 2,8% hiện nay xuống còn 0,6% đến năm 2020, dự kiến GDP của Việt Nam chỉ đạt được 4,6%/năm, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 7%.
 
Ông Marco Breu, tổng giám đốc McKinsey & Company Vietnam nêu vấn đề tại hội thảo “Tái cấu trúc tập đoàn tài chính, bảo hiểm” do bộ Tài chính và tập đoàn Bảo Việt tổ chức sáng 14.2 tại Hà Nội.

Theo nghiên cứu “Bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam: xu hướng phát triển và tác động” do McKinsey & Company thực hiện, trong suốt hơn 20 năm qua, Việt Nam đã thể hiện thành công là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất châu Á (trên 5%), chỉ sau Trung Quốc.

Thành tích đó có sự đóng góp của ba nhân tố chủ đạo là gia tăng lực lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu ngành, nâng cao năng suất nội ngành với tỷ trọng tương đương nhau.

Tuy nhiên, dự kiến tốc độ tăng trưởng lao động của Việt Nam giai đoạn mười năm tới chỉ còn 0,6% (so với 2,8% thời điểm này). Đồng thời, với giả định tốc độ tăng trưởng năng suất và tái phân bổ ngành tiếp tục như hiện nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể giảm còn 4,6%/năm. Vì thế, nếu muốn đạt được mục tiêu GDP 7% thì Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều, cụ thể là phải “bù lại” sự thiếu hụt về lao động bằng cách tăng năng suất lao động hơn 1,5 lần so với hiện nay.

“Nói cách khác, một cuộc cách mạng năng suất là điều cần thiết để giữ được nhịp tăng trưởng kinh tế hiện tại”, ông Breu nói. Điều này là một thách thức lớn nhưng vẫn có thể khả thi. Hiện trên thế giới mới có hai nước thực hiện thành công là Hàn Quốc và Trung Quốc.

Từ đó, McKinsey & Company gợi ý bốn nội dung chính để giữ nhịp tăng trưởng của Việt Nam. Trong đó để củng cố các tác nhân nâng cao năng suất và tạo ra tăng trưởng, cần đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở (triển khai thực hiện cùng khu vực tư nhân theo mô hình PPP); giáo dục và đào tạo, khi các tập đoàn đa quốc gia muốn hợp tác nhiều hơn với các trường đại học của Việt Nam. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển dịch sang các phân khúc chế tạo – chế biến có năng suất cao hơn, tranh thủ dịch vụ outsource...

Đồng thời, nâng cao năng suất cho khu vực doanh nghiệp nhà nước là yêu cầu then chốt và không thể thiếu. Khu vực này cần có quản trị hiệu quả hơn, đảm bảo trách nhiệm giải trình và khả năng tiếp cận vốn bị hạn chế hơn, thì mới gia tăng cạnh tranh.

Theo SGTT

  • HSBC: Kinh tế Việt Nam 2012 “vẫn cần kiên nhẫn”
  • Tái cấu trúc: Khí thế rầm rộ, kết quả là ẩn số
  • Khi dân cày có thêm... casino!
  • Đại lý xăng dầu 'làm càn' do hoa hồng thấp?
  • Việt Nam: Thị trường sơ khai tiềm năng nhất thế giới
  • Ở Việt Nam đầu tư vào đâu lãi nhất?
  • Để tre Việt thành thương hiệu thời hội nhập
  • Thu phí giao thông: khó giảm ùn tắc, dễ tăng bức xúc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi