Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 8%

Đây là mức tăng trưởng kỳ vọng được ông Anoop Singh- Giám đốc Vụ Khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra ngay sau Hội nghị chuyên đề về "Tăng trưởng và giảm nghèo hậu khủng hoảng tại các nước đang phát triển" tổ chức chiều ngày 23/3.
 
Ông Anoop Singh đánh giá cao những tiến bộ mà Việt Nam đạt được trong việc giảm nghèo và coi đây là thành tựu quan trọng của tăng trưởng bền vững.

Tuy nhiên, ông John Lipsky - Phó tổng giám đốc điều hành thứ nhất của IMF đưa ra khuyến cáo: Việt Nam nằm trong khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần phải nỗ lực vượt qua, mà một trong số đó chính là thị trường tài chính.

Ông John Lipsky cũng nhấn mạnh, hiện vẫn còn tồn tại tình trang sự dụng nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng phục vụ cho các dự án đầu tư dài hạn (như đối với các dự án cơ sở hạ tầng). Trong khi đó, ở các nước tiên tiến, nguồn vốn vay dài hạn đã được chuyển sang cho thị trường vốn. Và với tư cách là tổ chức tư vấn, IMF sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng thể chế về mặt pháp lý, chế độ kế toán... cũng như hỗ trợ cho 'sự nổi lên' của những định chế tài chính mới hoạt động trong thị trường vốn.

Trong thời gian tới, IMF sẽ hợp tác cùng với Ngân hàng Thế giới (WB) trong việc đánh giá khu vực tài chính của Việt Nam những năm tới để từ đó đưa ra những khuyến nghị cụ thể.

Đặc biệt, theo vị lãnh đạo này, các thành viên IMF đã đạt được sự đồng thuận trong việc chuyển tối thiểu 5% quyền biểu quyết sang cho các nền kinh tế năng động nhưng hiện nay chưa có nhiều đại diện trong IMF. Đây được coi là một trong những động thái để các nền kinh tế mới nổi có thêm tiếng nói trong cộng đồng thế giới.

Bên cạnh đó, dựa trên cơ sở những đánh giá, nhận định về tình hình kinh tế thế giới cũng như những dự báo chính sách về trung hạn trong vòng 5 năm tới của nhóm các nước phát triển (G20), IMF sẽ xây dựng một kịch bản nền tạo cơ sở cho sự phát triển hợp tác toàn cầu, trong đó nhấn mạnh đến việc các nước này có thể điều chỉnh chính sách của mình như thế nào vì lợi ích chung của cộng đồng toàn cầu.

(Theo Công Thương)

  • Kinh tế Việt NamThấp thổm
  • “Hậu tăng giá”: Nỗi lo ghìm cương
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính: CPI tháng 3 có thể tăng 0,5%
  • Đưa kinh tế nước ta vươn lên tầm vóc mới
  • Lạm phát cuối năm 2010 có thể là 2 con số
  • Bia đá Văn Miếu: Mối lo từ đây
  • Việt Nam vẫn là nước thu nhập thấp
  • Kiểm toán Nhà nước: Xử lý tài chính hơn 14 nghìn tỷ đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi