Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam có thể tránh bẫy thu nhập trung bình, nếu...

Sự phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên ngoài có thể giúp Việt Nam tăng trưởng tới mức thu nhập trung bình, thậm chí có thể cao hơn nữa, nhưng rất có thể cũng sẽ chỉ dừng lại ở mức đó mà thôi - hay nói cách khác là đã rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Với tiêu đề “Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, Hội thảo do Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) tổ chức đã thu hút nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia.

Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình!

Năm 2009, Việt Nam chính thức vượt qua ngưỡng thu nhập thấp, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình theo cách phân loại của Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, theo đánh giá chung của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, tăng trưởng mà Việt Nam có được trong một thời gian qua ngoài lý do chính sách đổi mới đúng hướng hiệu quả, sự điều hành kinh tế vĩ mô nhạy bén, phù hợp thì phần quan trọng là do tác động của tự do hóa đúng thời điểm, đồng thời đã tận dụng lợi thế vị trí địa lý, nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động trẻ dồi dào…

Nhưng liệu Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững, tiếp đó có thể đứng vào các quốc gia và vùng lãnh thổ có thu nhập cao như Hàn Quốc, Đài Loan đã làm trong thời gian qua, hay chúng ta vẫn cứ loay hoay như một số quốc gia lân cận sau một thời gian chưa thể thoát ra khỏi mức thu nhập trung bình sau khi đã đạt được nó. Đó là băn khoăn của nhiều học giả nhà quản lý.

PGS.TS Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, hiện nay, sự phát triển của Việt Nam đã và đang được xem là có rất nhiều vấn đề tương đồng với các quốc gia lân cận như Thái Lan, Malaysia. Nếu tiếp tục phát triển như những gì Việt Nam đã và đang làm, rất có thể, Việt Nam sẽ là một "quốc gia đang phát triển" trong thời gian dài.

Có thể thấy, hiện nay Việt Nam đã vượt qua khỏi ngưỡng đói nghèo, nhưng những gì mà chúng ta đã làm để vượt qua khỏi ngưỡng đó thì lại phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực, vào các chính sách mở cửa với các luồng vốn FDI - trong khi những nguồn nội lực thì chưa được phát huy một cách hiệu quả và tích cực.

Thật vậy, sự phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên ngoài này có thể giúp Việt Nam tăng trưởng tới mức thu nhập trung bình, thậm chí có thể trung bình cao, nhưng rất có thể cũng sẽ chỉ dừng lại ở mức đó mà thôi - hay nói cách khác là đã rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Ở đây, theo lý thuyết kinh tế và bài học rút ra từ các quốc gia đã vượt qua khỏi mức thu nhập trung bình là, quốc gia đó phải có “chính sách tốt” và “sự năng động của khu vực tư nhân”.

Về vấn đề này, ông Kenichi Ohno, Giám đốc Dự án VDF cho rằng, Việt Nam cần tăng cường giá trị gia tăng chứ không phải dựa vào ODA, hay nguồn tài nguyên, hay lực lượng lao động đông đảo và cần cù. Việt Nam sẽ mất dần những lợi thế truyền thống đó. Vấn đề trước mắt không phải là nguồn vốn, trang thiết bị mà chính là nguồn lực con người. Trên thực tế, vấn đề năng lực, khả năng của con người ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện. Bên cạnh đó, công tác tiếp thị thị trường, vươn ra quốc tế vẫn chưa được làm tốt.

Vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam hiện nay có thể thấy, đang rất thiếu và yếu trong mảng chính sách. Đơn cử như trong hoạt động hoạch định chính sách công nghiệp, nội dung và cấu trúc chính sách thì lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu của thị trường, không có tính tự chủ; quy trình và việc tổ chức hoạch định chính sách còn sơ khai; các cán bộ, công chức, chuyên viên Việt Nam còn trì trệ trong việc thực hiện cải cách hoạch định chính sách.

Làm gì để bứt phá vượt ngưỡng trung bình

Hiện nay, với quá trình chuyển đổi một cách có hệ thống và sự hội nhập toàn cầu ngày càng trở nên sâu rộng, Việt Nam cần xây dựng giá trị Nội tại để tiếp tục tăng trưởng và tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Tại hội thảo, các chuyên gia cũng tập trung bàn thảo tới giải pháp để quá trình phát triển của Việt Nam không bị dừng ở ngưỡng thu nhập trung bình.

Theo PGS.TS Phạm Quang Trung, trước mắt, Việt Nam phải đối mặt với các vấn đề như: cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng khốc liệt đòi hỏi phải gắn kết được tăng trưởng và bình đẳng, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, cần kiểm soát, ngăn chặn những khủng hoảng mới, đồng thời đẩy mạnh đa dạng hoá các thị trường vốn, tự do hoá thương mại dịch vụ, đồng thời mở rộng các hệ thống giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực. Và ngay từ bây giờ, Việt Nam cần có những định hướng chiến lược, hành động cụ thể để duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh một cách bền vững.

Ông Kenichi Ohno cho rằng, Việt Nam phải nghiên cứu một cách chọn lọc, kỹ lưỡng kinh nghiệm chính sách của các nước láng giềng, cần phải xác định tầm nhìn chính sách và mục tiêu rõ ràng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 và từ năm 2011 đến 2020, phải thiết kế và thực thi gói chính sách một cách đồng bộ.

(Theo TRUNG NGUYỄN // Báo Nhân dân)

  • Mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân: Có cần đạo luật riêng?
  • CPI, PPI và áp lực tăng giá
  • Nhiều nỗi lo trong năm 2010
  • Phát triển bền vững: các thách thức cơ bản của nền kinh tế Việt Nam
  • Biến đổi khí hậu đe dọa tài nguyên nước Việt Nam
  • Mạnh tay điều hành, tránh đẩy giá
  • An cư cho người thu nhập trung bình: Đã có lời giải
  • Phát triển thị trường trong nước để kích thích tiêu dùng nội địa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi