Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI, PPI và áp lực tăng giá

Giá đầu vào (PPI) đã tăng nhanh hơn giá bán ra (CPI).

Trong khi giá trị sản xuất công nghiệp quý 1/2010 tăng tới 13,6% so với cùng kỳ, giá trị tăng thêm (value added) của ngành này chỉ tăng 5,65%. Điều này cho thấy hiệu quả của sản xuất công nghiệp đang ở mức thấp.

Tại cuộc họp giao ban sản xuất cuối tuần rồi, khi nhìn nhận về hai con số này và mức chênh lệch khá cao, tới gần 8 điểm %, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh nói đại ý rằng chi phí đang “lấn át” giá trị tăng thêm mà ngành công nghiệp mang lại.

Cùng chia sẻ quan điểm với lãnh đạo của mình, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia Bùi Bá Cường lưu ý, người bán hàng đang bị “thủng túi” do chi phí đầu vào tăng cao hơn giá bán. Ông Cường đưa nhận định trên dựa vào so sánh chỉ số giá sản xuất (PPI) - dùng để đo chi phí của nguyên vật liệu sản xuất - với chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

“Hiệu quả sản xuất thấp do chi phí tăng cao, điều này cũng có lý do của nó”. Vụ trưởng Cường giải thích, nếu như CPI bình quân quý 1/2010 tăng 8,51% so với quý 1/2009, thì PPI nông nghiệp so với cùng kỳ tăng 11,6%, PPI công nghiệp nói chung tăng 9,4%, trong khi PPI dầu thô khai thác tăng tới 45,6%.

Điều đó có nghĩa là giá đầu vào (PPI) đã tăng nhanh hơn giá bán ra (CPI), ông Cường chốt lại. Nguyên nhân để người sản xuất chưa tăng giá bán sát với mức tăng của giá đầu vào có thể do tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, tồn kho tăng so với cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp chế biến tháng 2/2010 chỉ bằng 96,6% so với tháng 2/2009. Trong khi đó, chỉ số tồn kho sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp tính đến thời điểm ngày 1/3 tăng 6,3% so với cách đó đúng 1 tháng, và tăng tới 12,9% so với cùng thời điểm năm trước.

Từ ngày 1/3, nhiều nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất đã tăng giá bán, như  giá than (bán cho điện) tăng đến 47% tùy loại, giá điện tăng 6,8%, giá nước (Tp.HCM) tăng khoảng 50%. Ngoài ra, giá gas, xi măng, sắt thép… cũng đã tăng trong thời gian gần đây.

Trong khi đó, chỉ có mặt hàng dầu là giảm giá bán vào ngày 3/3, được cho là có thể giúp giảm giá tiêu dùng khoảng 0,053%, theo như tính toán của Bộ Tài chính.

Về nguyên nhân tiền tệ, lãi suất cho vay đã được áp dụng cơ chế thỏa thuận. Tuy chưa có thống kê cụ thể về mặt bằng bình quân của lãi suất cho vay, nhiều thông tin cho biết đã có những khế ước vay với lãi suất lên đến 20%/năm.

Ở một góc độ khác, nếu so với chỉ tiêu Quốc hội đặt ra trong năm 2010 là tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng khống chế mức ở 25%, thì trong hai tháng đầu năm, chỉ riêng tổng phương tiện thanh toán giữ được trong mức này.

Tăng trưởng tín dụng tháng 1/2010 đạt 38%, tháng 2 vẫn tăng tương ứng xấp xỉ 37% so với cùng kỳ. Trong khi đó, mức tăng trưởng tín dụng cả năm 2009 là 37,73%, ông Cường lưu ý tiếp.

Còn theo thông tin công bố của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng trong tháng 2 đã bắt đầu tăng trở lại, đạt 1,14%, trong khi tháng 1 chỉ tăng 0,26%. Tính chung lại, tăng trưởng tín dụng ước tăng 1,4% so với tháng 12/2009.

Người bán sẽ khó "chịu đựng" lâu độ vênh giữa CPI và PPI như thế. Những tháng sau, lực đẩy đối với CPI có thể sẽ lớn hơn, để sát với PPI, ông Cường nhận định.

(Theo Anh Quân // Vneconomy)

  • Nhiều nỗi lo trong năm 2010
  • Phát triển bền vững: các thách thức cơ bản của nền kinh tế Việt Nam
  • Biến đổi khí hậu đe dọa tài nguyên nước Việt Nam
  • Mạnh tay điều hành, tránh đẩy giá
  • An cư cho người thu nhập trung bình: Đã có lời giải
  • Phát triển thị trường trong nước để kích thích tiêu dùng nội địa
  • "Tranh chấp” mặn - ngọt ở Bạc Liêu - Chưa có hồi kết
  • Mở đường đại phú
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi