Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dựng kịch bản về biến đổi khí hậu tại Việt Nam

 
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân. (Ảnh: Internet)

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu xây dựng xong kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam làm cơ sở ban đầu để các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.


Các kịch bản biến đổi khí hậu cho thấy, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tại Việt Nam có thể tăng 2,3 độ C so với mức trung bình của thời kỳ 1980 -1999. 

Dự báo mức tăng nhiệt độ sẽ ở khoảng 1,6- 2,8 độ C ở các vùng khí hậu khác nhau. Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ tăng mạnh hơn ở các vùng phía Nam. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè. 

Tổng lượng mưa năm và lượng mưa vào mùa mưa ở các vùng Việt Nam, cũng tăng lên, trong đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc biệt là ở phía Nam. Ở các vùng phía Bắc, mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.

Về kịch bản nước biển dâng, theo các chuyên gia, vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối thế kỷ 21 có thể dâng thêm 75cm so với thời kỳ 1980 - 1999.  

Phó Giáo sư Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường cho biết, do tính phức tạp của biến đổi khí hậu và những hiểu biết chưa thật đầy đủ về biến đổi khí hậu của Việt Nam cũng như thế giới, cùng với yếu tố tâm lý, kinh tế, xã hội, tính chưa chắc chắn của các kịch bản phát thải khí nhà kính - yếu tố quan trọng để tính toán kịch bản biến đổi khí hậu, kịch bản được đưa ra là kịch bản trung bình, hài hòa nhất.

Thông qua kịch bản này, các bộ, ngành, địa phương cần tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về Biến đổi khí hậu. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì hướng dẫn việc lập kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địa phương tổng hợp lại để báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009: ADB dự báo đạt 4,7%
  • Kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2009: Nỗ lực vượt khó
  • Ưu tiên dùng hàng Việt: Chi tiêu tài chính công phải đi đầu
  • Phát triển các hành lang kinh tế ở Việt Nam trong khuôn khổ tiểu vùng sông Mêkông
  • Gắn các giải pháp trong giai đoạn "hậu suy giảm" với mục tiêu phát triển kinh tế trung - dài hạn
  • Đưa khoa học – công nghệ vào cuộc sống: Hành trình gian nan
  • Khi nông dân làm du lịch
  • Cần tập trung phát huy các gói hỗ trợ hiện có
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi