Giá dầu đã tăng 25% kể từ khi những bất ổn địa chính trị và yếu tố thảm họa tự nhiên xảy ra. Là một quốc gia xuất khẩu dầu thô nhưng Việt Nam không phải là một trong những nền kinh tế hưởng lợi từ việc giá dầu tăng.
Biểu đồ dưới đây lấy dữ liệu quá khứ của BP và dữ liệu dự báo của BMI cho chúng ta thấy mức sản lượng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu của Việt Nam qua các năm (Đơn vị: 1.000 thùng/ngày). Từ trước năm 2009 khi nhà máy lọc dầu Dung Quất chưa đi vào hoạt động phần sản lượng dầu thô của Việt Nam phải xuất khẩu 100%, và chúng ta phải nhập hoàn toàn về các sản phẩm dầu đã qua chế biến (xăng, dầu xăng, dầu diesel, dầu hỏa …/.) để tiêu thụ.
Khi có nhà máy lọc dầu, Việt Nam đã dành từ 1/4 – 1/3 sản lượng khai thác để chiến biến và phần còn lại mang đi xuất khẩu. Nhưng với mức tiêu thụ liên tục tăng qua các năm trong quá khứ cũng như dự báo trong tương lai chúng ta vẫn phải tiếp tục phải nhập khẩu các sản phẩm dầu đã qua chế biến.
Mức sản lượng của Việt Nam dự báo trong giai đoạn 2010 – 2020 sẽ sụt giảm khoảng trên 20% xuống mức khoảng 310.000 thùng/ngày, trong khi mức tiêu thụ được dự báo tiếp tục tăng hàng năm từ 5-7% lên mức 662,000 thùng/ngày vào năm 2020. (Dự báo của BMI).
Để làm giảm bớt áp lực phải nhập khẩu mạnh trong tương lai, Việt nam đã có kế hoạch xây dựng các nhà máy lọc dầu để tiến tới chế biến toàn bộ sản lượng dầu thô khai thác phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Nhà máy lọc dầu Dung Quất có công suất đạt khoảng 140.000 thùng/ngày. Trong khi các dự án mới với sự đầu tư của các tổ chức nước ngoài hoặc liên doanh với Việt Nam cũng đang được khởi động xây dựng: Nhà máy lọc dầu Long Sơn (200.000 thùng/ngày); Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (200.000 thùng/ngày); Nhà máy lọc dầu Vũng Áng (300.000 thùng/ngày); Nhà máy lọc dầu Văn Phong (200.000 thùng/ngày).
Khi các dự án này hoàn tất Việt Nam sẽ là quốc gia nhập dầu thô về chế biến và bán lại các sản phẩm ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, trong 10 năm tới Việt Nam dự kiến dành ra khoảng 21 tỷ USD để xây dựng hệ thống cảng biển phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu. Rõ ràng, chúng ta sẽ quan tâm đến nhiều hơn các doanh nghiệp được hưởng lợi từ những chiến lược phát triển này.
Quay trở lại với tình hình hiện nay. Giá dầu tăng đã khiến giá nhiên liệu trong nước tăng cao làm gia tăng áp lực lên lạm phát. Các quốc gia trên thế giới sẽ tùy vào các yếu tố gây ra lạm phát, dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài và yếu tố xuất nhập khẩu mà cân đối việc có thắt chặt chính sách tiền tệ hay không.
Nếu lạm phát chỉ gây ra bởi yếu tố giá hàng hóa, nhiên liệu thì vấn đề không mấy quan trọng. Việc có thắt chặt chính sách tiền tệ thôi thì cũng không đủ. Chính sách thường được cân nhắc là giảm tất cả các loại thuế nhập khẩu nhiên liệu và hàng hóa tăng cao về mức thấp nhất, hoặc nâng giá đồng nội tệ cũng là một biện pháp để giảm bớt sức ép giá lên lạm phát.
Với mức giá 21.300 hiện nay Chính phủ cho phép giá bán xăng đã là mức giá gần bằng mức giá cơ sở: 21.379.
Qua bảng tính giá cho chúng ta thấy người tiêu dùng vẫn phải chịu mức thuế cao đối với mặt hàng xăng dầu: 10% thuế tiêu thụ đặc biệt; 10% thuế VAT và 1.000 phí xăng dầu. Mức giá 21.300 là mức giá tương đương với mức giá mà Trung quốc gần đây nhất đã tăng lên. Theo tính toán của chúng tôi là 1.018$/lít ở Bắc Kinh và 1.019$/lít ở Thượng Hải. (Quyết định này vào ngày 21.03.2011. Theo quy định của Trung quốc phải thì giá xăng chỉ được điều chỉnh sau 22 ngày làm việc và mỗi lần điều chỉnh không quá 4%).
Nếu chúng ta xếp Việt Nam cùng với các nước sản xuất được dầu mỏ và có nhà máy lọc dầu trong khu vực châu á Thái Bình Dương thì thậm chí giá xăng Việt nam hiện nay đang ở mức cao nhất và rất cao đặc biệt so với Indonesia hay Malaysia.
Nhiều nhà đầu tư đã hỏi chúng tôi về việc tại sao tiền mua xăng người tiêu dùng vẫn phải chịu mức thuế cao như bảng tính giá cơ sở trên trong khi nguồn thu xuất khẩu dầu thô lại nằm ở cơ quan quản lý nhà nước. Chúng tôi chỉ biết trả lời rằng việc đầu tư vào các doanh nghiệp hưởng lợi từ những chiến lược phát triển các nhà máy lọc dầu và cảng biển là việc nên làm.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com