Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước: Gặp khó là có... đột phá!

Sau 8 năm TPHCM thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp (DN) nhà nước, hơn 300 DN đã và đang được chuyển đổi. Do thị trường bất động sản không ổn định nên việc cổ phần hóa, chuyển đổi mô hình DN gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ hướng đi đúng cộng với sự năng động, sáng tạo, TPHCM đã kịp thời kiến nghị Chính phủ gỡ khó, đẩy nhanh tiến trình đưa DN nhà nước thoát cơ chế “bao cấp”, đủ sức cạnh tranh theo cơ chế thị trường.

Tỷ suất lợi nhuận tăng vượt bậc

Nếu trước khi chuyển đổi (năm 2001), 306 DN của TP có tổng vốn 11.896 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 894 tỷ đồng - bình quân tỷ suất lợi nhuận là 7,7% trên vốn - thì đến giữa năm 2009 đã có 202 DN được chuyển đổi, không còn là DN 100% vốn nhà nước (cổ phần hóa 176 DN, sáp nhập 42 DN, giao 2 DN, bán 1 DN, giải thể 14 DN, phá sản 10 DN, chuyển thành đơn vị sự nghiệp 5 DN, chuyển sang công ty TNHH 26 DN…) nhưng tỷ suất lợi nhuận lại tăng cao hơn. Phần lớn các DN cổ phần hóa đều phát triển, vốn điều lệ tăng bình quân 42%, doanh thu tăng 42,7%, lợi nhuận sau thuế tăng 62%. Hơn 100 DN đang được TP tiếp tục sắp xếp, đổi mới.

Sản xuất linh kiện điện tử xuất khẩu tại Công ty cổ phần điện tử Bình Hòa.

Hiệu quả của việc cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới DN đã rõ. Thế nhưng, gần đây công tác này gặp nhiều khó khăn. Do rơi vào thời điểm thị trường bất động sản có nhiều biến động, trong khi Chính phủ chưa có quy định về tiêu chí quản lý đất đai trong quá trình cổ phần hóa (như giao hay không giao tài sản cố định là nhà xưởng ở những vị trí đắc địa) đã làm chậm tiến độ cổ phần hóa, sắp xếp lại DN.

Hơn nữa, Thông tư 146/2007/TT-BTC quy định phương pháp xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý đã đẩy giá trị DN lên quá cao, gây khó khăn cho DN trong việc thực hiện phương án cổ phần hóa. Một khi giá trị DN bị đẩy lên cao thì hiệu suất kinh doanh trên vốn thấp xuống (có khi thấp hơn lãi suất ngân hàng) đã không thu hút được các nhà đầu tư mua cổ phần. Đã vậy, gặp lúc thị trường chứng khoán yên ắng nên việc bán đấu giá cổ phần của một số DN gặp khó khăn.

Do vậy, hiện nay Ban đổi mới quản lý DN TPHCM đang tập trung xử lý DN kinh doanh thua lỗ kéo dài mất hết vốn nhà nước. Cụ thể, sẽ bán 4 DN thua lỗ đã ngưng hoạt động từ những năm trước là Công ty Xây dựng số 2, âm vốn hơn 3 tỷ đồng (lỗ lũy kế lên 6,4 tỷ, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ 3,3 tỷ đồng); Công ty Gạch trang trí Thanh Danh, âm vốn đến 56 tỷ đồng (lỗ lũy kế đến 81 tỷ, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ 24 tỷ); Công ty Xây dựng dân dụng và công nghiệp âm vốn 9 tỷ đồng (lỗ lũy kế đến 17 tỷ, trong khi vốn chỉ 8 tỷ đồng) và Công ty Chế biến thủy sản Việt Phú, âm vốn 579 triệu đồng (lỗ 13,3 tỷ nhưng vốn chỉ 12,7 tỷ đồng). Dự kiến đến hết quý 3-2010 sẽ xác định xong giá trị DN để bán.

Liên tục gỡ khó...

TPHCM được mệnh danh là địa phương năng động nên TP đã đột phá, kiến nghị giải quyết nhiều vấn đề mở đường trong việc đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp DN cho kịp tiến độ vào cuối năm 2010.

Kết quả thực hiện sắp xếp, đổi mới DN Nhà nước TPHCM

Đến nay, TP phải tiếp tục xử lý hậu quả của việc cổ phần hóa. Chẳng hạn, việc một số DN nhà nước sau khi chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật DN, đã đem nhà xưởng cho thuê lại để kiếm lời. Nếu căn cứ theo Luật DN thì việc này không sai (khoản 3 Điều 21 cho phép công ty cổ phần toàn quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình), nhưng theo Luật Đất đai và Nghị định 181/2004/NĐ-CP thì không được chấp nhận do có quy định đơn vị nào đem cho thuê lại đất thì sẽ bị nhà nước thu hồi. Điều này gây khó khăn cho các công ty đã cổ phần hóa và gây khó khăn trong công tác quản lý của nhà nước.

Do vậy, TP kiến nghị Chính phủ sớm có văn bản giải quyết mâu thuẫn này. Đồng thời, TP cũng kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh phương pháp tính giá trị lợi thế vị trí địa lý theo quy định tại Thông tư 146/2007/TT-BTC theo hướng không tính giá trị lợi thế vị trí địa lý vào giá trị DN cổ phần hóa mà điều chỉnh giá cho thuê đất sát với giá thực tế trên thị trường để tránh tình trạng 2 giá cho thuê đất. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có hướng dẫn cơ chế đấu giá quyền mua cổ phần phát hành thêm của cổ đông nhà nước trong trường hợp nhà nước từ chối mua thêm cổ phần khi công ty cổ phần phát hành tăng vốn điều lệ

(Theo HÀN NI // SGGP Online)

  • Phác họa tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam
  • Tiếp nhận lưới điện nông thôn: Giải quyết cơ bản các bất cập
  • Cuối năm 2011, buýt đường sông sẽ hoạt động
  • Tái cấu trúc doanh nghiệp-nhiệm vụ xuyên suốt của kế hoạch 5 năm tới
  • VN sẽ có 50 nghìn kỹ sư công nghệ trình độ cao
  • 4 mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng
  • Cần "rộng cửa" cho DN tiếp cận thông tin
  • Ngoại giao góp phần thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi