Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá cao, không còn lúa bán!

Những ngày gần đây, giá lúa ở ĐBSCL liên tục tăng. Chiều 5-9, lúa thường được thương lái thu mua từ 5.300 - 5.500 đồng/kg; lúa chất lượng cao 5.700 đồng/kg; lúa thơm 6.300 - 6.500 đồng/kg… Đây là mức giá cao nhất kể từ đầu năm 2010 đến nay. Theo ngành nông nghiệp, mức giá này đảm bảo cho nông dân trồng lúa trúng đậm, tuy nhiên số hộ còn lúa để bán lại không nhiều.

Giá lúa tăng: Mừng nhưng tiếc

Huyện Hòn Đất (Kiên Giang) là một trong ít nơi còn lúa hè-thu muộn đang thu hoạch ở ĐBSCL. Dọc theo các xã ven biển nằm ở phía Nam quốc lộ 80 như Luỳnh Huỳnh, Thổ Sơn, Sơn Kiên… không khí thu hoạch lúa rất sôi động, người dân hớn hở bởi giá lúa tăng từng ngày.

Nông dân ĐBSCL phấn khởi khi giá lúa tăng. Ảnh: HUỲNH LỢI

Ông Nguyễn Văn Năm, ở xã Luỳnh Huỳnh cho biết: “1,5 ha lúa hè -thu vừa làm xong là có thương lái đến mua tại ruộng với giá 5.500 đồng/kg, trừ hết chi phí, bỏ túi gần 30 triệu đồng”. Ông Phạm Văn Vững, Chủ tịch UBND xã Luỳnh Huỳnh mừng: “Hồi đầu vụ, giá lúa hè-thu rớt thê thảm xuống mức dưới 3.000 đồng/kg khiến ai cũng rầu thúi ruột. Dân xứ biển Hòn Đất nhờ “sạ trễ” nên thu hoạch muộn, ngay thời điểm giá lên, đảm bảo lợi nhuận từ 20 triệu đồng/ha trở lên. Tại xã Thổ Sơn và Sơn Kiên, thương lái các nơi đang kéo về tấp nập tranh nhau mua lúa hè-thu muộn. Do lúa hút hàng nên người dân rất dễ bán, thậm chí thương lái sẵn sàng đưa tiền trước - lấy lúa sau”.

Ông Ngô Hoành Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòn Đất, cho biết, toàn huyện gieo sạ khoảng 65.000ha lúa hè-thu, năng suất bình quân đạt 5,3 - 5,5 tấn/ha, những nơi trúng đạt tới 6 tấn/ha. Nhờ giá lúa “đổi chiều” tăng liên tục nên nhiều diện tích hè-thu muộn trúng đậm, người dân rất phấn khởi.

Theo Sở NN-PTNT các tỉnh thành ĐBSCL, giá lúa tăng là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên hiện tại đã cuối vụ hè-thu, nên lượng lúa còn lại trong dân rất ít. Điều này cho thấy số hộ “trúng giá” chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong khi phần lớn bà con đã bán lúa ào ạt vào thời điểm giá thấp, dẫn đến thiệt trăm bề.

  • Hy vọng trúng mùa - trúng giá

Theo tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, trong 1,6 triệu ha lúa hè-thu ở ĐBSCL, đến nay đã thu hoạch hơn 80% diện tích, số còn lại sẽ dứt điểm trong vài ngày tới. Do lúa đang được giá cao nên nông dân các tỉnh tranh thủ sản xuất vụ thu-đông, ước tính toàn vùng được khoảng 460.000 - 480.000ha. So với vụ hè-thu, lúa thu-đông trúng mùa hơn, năng suất dự báo 5,5 - 6 tấn/ha; đặc biệt thời điểm thu hoạch gần cuối năm nên thường được giá cao.

Ngoài ra, năm nay mùa nước nổi ở ĐBSCL về chậm và không lớn, do đó sản xuất lúa thu-đông đảm bảo không sợ nước lũ đe dọa. Bộ NN-PTNT cũng khuyến cáo các tỉnh sản xuất lúa thu-đông để đảm bảo lượng lúa gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu cuối năm, nhưng không làm đại trà mà phải chọn những vùng phù hợp, nhất là không nên sạ quá trễ hay kéo dài làm ảnh hưởng đến vụ đông - xuân.

Trong khi đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết 8 tháng đầu năm 2010, các doanh nghiệp cả nước đã ký hợp đồng xuất khẩu được 6,5 triệu tấn gạo; đến nay đã giao hơn 4,7 triệu tấn, kim ngạch đạt trên 2 tỷ USD, tăng hơn 8,9% so cùng kỳ năm 2009. VFA dự báo tình hình xuất khẩu gạo cuối năm rất sáng sủa, nhất là thị trường châu Phi, khu vực Trung Đông, Trung Quốc… đẩy mạnh “ăn hàng”. Ngoài ra, do tác động của nhiều mặt hàng nông sản khác tăng giá nên các nước cũng tăng cường mua gạo. Các chuyên gia cho rằng, thị trường lúa gạo đang diễn biến theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân trồng lúa. Vì vậy, doanh nghiệp nên tăng cường thu mua gạo và cân nhắc khi bán gạo phải có giá cao.

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh cho rằng, với những thuận lợi trên, nhiều khả năng giá lúa gạo từ nay đến cuối năm sẽ duy trì ở mức cao. Hàng trăm ngàn hộ sản xuất lúa thu-đông ở Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng… sẽ bắt đầu thu hoạch lúa thu-đông vào đầu tháng 10-2010, với hy vọng “trúng mùa - trúng giá”, tạo đà thuận lợi cho vụ đông-xuân 2010 - 2011, vụ lúa chủ lực ở ĐBSCL

HUỲNH PHƯỚC  LỢI

  • Chính phủ: CPI năm 2011 tăng khoảng 7%
  • Con số thống kê: Cố cất tiếng nói trung thực
  • Không thể vô cảm trước tổn thất về đa dạng sinh học
  • Qua rồi thời “quản không được thì cấm”
  • Đấu thầu qua mạng: Vượt trở ngại để tạo cú hích mới
  • Ổn định kinh tế vĩ mô tạo đà tăng trưởng
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo kinh tế vĩ mô 2010
  • Tiết kiệm điện: Cân bằng cung - cầu năng lượng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi