Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cá tra VN ngày càng được ưa chuộng tại Mỹ

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố dự thảo kết luận điều tra CBPG đối với cá đông lạnh Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nước này giai đoạn 2008-2009, theo đó mức thuế dự kiến với cá đông lạnh VN là rất cao.

Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân, các công ty xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam, mà cả các công ty nhập khẩu, chế biến và người tiêu dùng Mỹ. Phóng viên thường trú Đài THVN tại Mỹ đã có cuộc trao đổi với ông John Connelly, Chủ tịch Hiệp hội Thủy hải sản Mỹ xung quanh vấn đề này.

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố dự thảo kết luận điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm cá phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Ông đánh giá thế nào về dự thảo này?


Ông John Connelly, Chủ tịch Hiệp hội Thủy hải sản Mỹ: Điều đặc biệt quan trọng là, đây chưa phải phán quyết cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ, mà đó mới chỉ là mức thuế Bộ Thương mại Mỹ dự kiến áp dụng. Nếu mức thuế này được phép áp dụng, nó sẽ đẩy toàn bộ cá tra, cá basa của Việt Nam ra khỏi thị trường Mỹ. Tình hình này nếu không được sớm giải quyết thì sẽ trở nên vô cùng tồi tệ cho năm tới đây.

Đối với những người nông dân, nhà xuất khẩu Việt Nam, những nhà nhập khẩu Mỹ và các nhà chế biến thủy hải sản Mỹ muốn sử dụng sản phẩm cá này của Việt Nam, nếu mức thuế dự kiến này không thay đổi, thì đó thực sự là một thảm họa.

Phản ứng của các nhà nhập khẩu Mỹ đối với dự thảo phán quyết này?


Ông John Connelly: Cộng đồng các doanh nghiệp thủy hải sản ở Mỹ rất lo ngại đối với mức thuế dự kiến này. Bởi cá tra, cá basa Việt Nam được coi là loại cá đang ngày càng được ưa chuộng tại Mỹ. Mới đây, loại cá này đã lọt vào danh sách 1 trong 10 loại hải sản được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng nhất của Hiệp hội chúng tôi.

Như vậy có nghĩa là, ngày càng có nhiều người tiêu dùng đánh giá cao, muốn được thưởng thức loại cá này của Việt Nam. Nếu mức thuế này được phép áp dụng, Mỹ không còn là thị trường xuất khẩu của loại thủy hải sản này nữa, điều này đồng nghĩa với việc các nhà chế biến, nhập khẩu, các gia đình cũng như các nhà hàng của Mỹ sẽ bị thiệt hại.

Vậy Hiệp hội Thủy hải sản Mỹ có kế hoạch gì để giúp các doanh nghiệp giải quyết tình huống khó khăn này?

Ông John Connelly: Hiệp hội Thủy hải sản Mỹ sẽ phối hợp chặt chẽ với đối tác Việt Nam là Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Chúng tôi cũng mong muốn có được cơ hội làm việc cụ thể với Chính phủ Việt Nam để đảm bảo rằng, chính phủ hiểu rõ tầm quan trọng của những cơ hội có thể trao đổi với Chính phủ Mỹ về quyết định này, cụ thể là với các quan chức cao cấp và ngay cả với Nhà Trắng.

Về phần mình, Hiệp hội Thủy Hải sản Mỹ đã bắt đầu có các cuộc trao đổi với các quan chức chính phủ Mỹ cũng như các công ty quan tâm đến việc nhập khẩu hay chế biến các sản phẩm cá của Việt Nam, đồng thời tạo một môi trường thuận lợi để các luật sư có thể tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề này.

(VTV)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Trong mắt người nước ngoài Các tập đoàn xây dựng đang dẫn dắt quy hoạch
  • Tái cấu trúc để gia tăng sức cạnh tranh
  • Đặt mục tiêu tăng năng suất
  • Xây dựng nền tảng vững chắc cho phát triển du lịch
  • “Nguy cơ bong bóng tiền tệ hoàn toàn có thể xảy ra”
  • “Sữa sẽ còn tăng giá nếu doanh nghiệp nhà nước không đứng ra nhập khẩu”
  • Lãi suất còn nghe ngóng thị trường
  • Cảnh giác với những bất ổn của nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi