Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái cấu trúc để gia tăng sức cạnh tranh

Ông Trần Du Lịch
Bên lề Hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Cơ hội và thách thức hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu” (vừa diễn ra tại TP.HCM), phóng viên trao đổi với TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, kiêm Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, về những cơ hội của doanh nghiệp thời hậu khủng hoảng.
 
Trong 2 năm đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, chúng ta đã rút ra được những bài học gì, thưa ông?

Cuộc khủng hoảng tác động vào Việt Nam, đã làm bộc lộ những yếu kém, cơ cấu nội tại của nền kinh tế.

Cách đây 2 năm, khi chúng ta đang ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, một số chuyên gia nước ngoài cho rằng, Việt Nam rơi vào “tiểu khủng hoảng”. Ngay thời điểm đó, chúng tôi cũng đã đề nghị nên tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi nguồn nhân lực. Việc nhận biết những yếu kém của nền kinh tế đã giúp chúng ta đối phó, thích ứng và tìm được cơ hội gia tăng sức cạnh tranh trong giai đoạn mới.

Việc ứng phó với khủng hoảng 2 năm qua cho thấy, nếu chính sách vĩ mô định hướng tốt về mặt thể chế, thì bản thân doanh nghiệp sẽ tự tái cấu trúc. Như vậy, thời gian 5 năm tới có ý nghĩa quyết định: Việt Nam có bứt phá, hay lại rơi vào tình trạng tăng trưởng nhưng không bền vững.

Không những gặp khó khăn về đầu ra, thời hậu khủng hoảng, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp cũng rất hạn chế do lãi suất cao. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Tôi cho rằng, trong điều kiện hiện nay, chưa thể nghĩ đến mức lãi suất thấp, đặc biệt là trong điều kiện đầu tư còn kém hiệu quả như hiện nay. Nhưng lãi suất cao cũng có mặt tích cực, khi buộc doanh nghiệp phải tính toán lại hiệu quả đầu tư. Hiện có ý kiến cho rằng, chưa nên nới quá lỏng chính sách tiền tệ, mà cần xem lại hiệu quả đầu tư và doanh nghiệp phải tự tính toán vấn đề này. Bởi, nếu nới lỏng, mà không kiểm soát tính an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng, nhất là hệ thống ngân hàng thương mại, thì rất nguy hiểm.

Theo ông, tăng trưởng tín dụng cuối năm 2010 sẽ như thế nào?

Mục tiêu dư nợ tín dụng 25% là mức tối đa, với điều kiện tăng trưởng đạt 6,5% và duy trì chính sách tiền tệ như Chính phủ đã quyết định trong Nghị quyết 18 hồi tháng 4/2010. Tức là tín dụng ổn định đến cuối năm, thì tự thị trường sẽ tạo ra xu hướng giảm lãi suất, phù hợp với tốc độ giảm của chỉ số lạm phát và các quan hệ khác.

Với những thách thức đặt ra, đâu là những cơ hội cho doanh nghiệp việt Nam thời hậu khủng hoảng?

Cái chung nhất là Chính phủ cần đưa ra kế hoạch phát triển 5 năm tới, định hướng về tái cấu trúc và các chính sách tác động, để doanh nghiệp dựa theo đó tự tái cấu trúc, gia tăng sức cạnh tranh.

(Theo Thanh Vũ // Báo đầu tư)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Đặt mục tiêu tăng năng suất
  • Xây dựng nền tảng vững chắc cho phát triển du lịch
  • “Nguy cơ bong bóng tiền tệ hoàn toàn có thể xảy ra”
  • “Sữa sẽ còn tăng giá nếu doanh nghiệp nhà nước không đứng ra nhập khẩu”
  • Lãi suất còn nghe ngóng thị trường
  • Cảnh giác với những bất ổn của nền kinh tế
  • Du lịch Thủ đô: Thời khắc vàng
  • Tập đoàn nhà nước ít quan tâm phát triển công nghệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi